BỆNH  SỞI

Hôm nay: 10-04-2024 10:08:06 AM

I/ ĐẠI CƯƠNG :

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

II / NGUYÊN NHÂN :

- Lây qua đường hô hấp.

- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.

Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…

Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.

III/ TRIỆU CHỨNG :

- Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra:

  1. Sốt
  2. Ho khan
  3. Chảy nước mũi
  4. Mắt đỏ
  5. Không chịu được ánh sáng
  6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
  7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau

IV / ĐIỀU TRỊ :Chủ yếu là điều trị triệu chứng – săn sóc và nuôi dưỡng.

- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol).

- An thần.

- Thuốc ho, long đờm

- Kháng histamin: Dimedron, Pipolphen.

- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…

- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.

- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.

- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…

- Chế độ ăn uống tốt.

V / CÁCH PHÒNG BỆNH :

- Gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ đang bị một bệnh khác… mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi.

- Vacxin sởi: vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ  lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.

VI / TUYÊN TRUYỀN GDSK :

- Vệ sinh cá nhân : Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày đặc biệt trước khi chế biến thức ăn ,trước khi ăn và cho trẻ ăn , trước khi bế trẻ ,sau khi đi vệ sinh,sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm sạch .

- Vệ sinh ăn uống : thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng ,ăn chín uống sôi.Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng . Sử dụng nước sạch trong sinh họat hàng ngày .

 - Bổ sung vitamin C hàng ngày : để tăng sức đề kháng cho trẻ ,tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn ,kích thích cơ thể tổng hợp nên Interferon ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào trong tế bào . Vì thế ,việc bổ sung đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trẻ hàng ngày là điều cần thiết,nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và miễn dịch tốt , phòng tránh bệnh dịch tấn công .

- Quản lý phân : sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ,phân ,chất thải của trẻ phải được thu gom ,xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh

- Theo dõi và phát hiện sớm : Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện , tổ chức cách ly ,điều trị các trường hợp mắc bệnh ,tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

- Cách ly và điều trị kịp thời khi phát bệnh : Các nhà trẻ ,mẫu giáo ,nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ ,kịp thời phát hiện bệnh và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời .Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh ,không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác .


Tin liên quan

  • BỆNH  SỐT  HUYẾT

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. […]

  • BỆNH  TAY  CHÂN  MIỆNG

    I/ ĐẠI CƯƠNG Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có […]

  • BỆNH VIÊM PHỔI

      I / ĐẠI CƯƠNG  Viêm phổi bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ, xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. II / TRIỆU CHỨNG Các […]

  • BỆNH THỦY ĐẬU

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. II/ NGUYÊN NHÂN: Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước […]

  • BỆNH QUAI BỊ

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có […]