BỆNH VIÊM TỤY CẤP

Hôm nay: 27-03-2024 11:07:45 PM

  1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tụy cấp là một quá trình viêm cấp tính của tụy, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mức độ nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng , bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng tỉ lệ tử vong cao 20-50% trong bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng.

Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp ngày càng sang tỏ, nghiên cứu gần đây cho thấy trong viêm tụy cấp có tăng cao nồng độ các cytokine trong máu, tăng phản ứng của các tế bào bạch cầu và các tế bào nội mạc mạch máu đông chính là nguyên nhân dẫn đén suy đa tạng trong viêm tụy cấp. Mặt khác, mặc khác các nghiên cứu gần đây từ cuối thập niên 90 của các nước tây Âu, Mỹ đã chỉ ra rằng tăng ALOB tỷ lệ thuận với độ nặng của viêm tụy cấp và cũng là hậu quả của việc tăng các cytokine, các yếu tố gây viêm trong viêm tụy cấp

tạo ra vòng xoắn bệnh lý dẫn đến bệnh crnh suy đa tạng nặng nề trong viêm tụy cấp nặng. Những hiểu biết mới ấy đã giúp các nhà nghiên cứu và lâm sang thay đổi quan điểm trong điều trị viêm tụy theo cơ chế bệnh sinh.                                                                                      

  1. NGUYÊN NHÂN

- Sỏi đường mật

- Ký sinh trùng: giun đũa là nguyên nhân hay gặp nhất.

- Virus: quai bị.

- Do rượu gây viêm tụy  cấp và viêm tụy mạn.

- Sau phẩu thuật bụng và chụp đường mật ngược dòng qua nội soi.

- Chấn thương vùng bụng.

- Suy dinh dưỡng.

- Do thuốc, nhất là corticoid.

- Do thủng ổ loét dạ dày tá tràng dính vào tụy.

- Túi thừa tá tràng.

- Ống tụy chia đôi

  1. TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sang:

- Đau: đột ngột, dữ dội tùy theo bệnh nguyên . Có thể có khởi đầu khác nhau.  

- Nôn:Là triệu chứng hay gặp, tỷ lệ khoảng 70-80%, nôn xong không đỡ đau.

- Bụng chướng: do liệt dạ dày và ruột cũng thường gặp. Một số trường hợp có dấu hiệu bụng ngoại khoa, hoặc dấu xuất huyết nội.

- Hội chứng nhiễm trùng: tyuf theo nguyên nhân tình trạng nhiễn trùng có thể đến sớm hay muộn.

- Với thể xuất huyết hoại tử, toàn than có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

- Vàng da: ít gặp, nếu có thường là rất nặng.

- Khám bụng: vùng chauffard Rivet đau, điểm Mallet Guy đau, điểm Mayo – Robson đau.

3.2. Cận lâm sàng

- Amylase máu:  thường tăng sau khi đau khoảng 4-12 giờ. Với viêm tụy cấp thể phù nề sau khoảng 3-4 ngày sẽ trở về bình thường.

- Amylase niệu: Tăng chậm sau 2-3 ngày.

- Lipase máu: thường tăng song song với amylase máu và đặc hiệu hơn. Tồn tại lâu trong máu.

- Men LDH và SGOT có thể tăng trong các thể nặng đây là những men giúp đánh giá tiên lượng.

- Calci máu thường giảm trong những thể nặng.

- PaO2 thường giảm

- Công thức máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, khi bạch cầu tăng treen16.000/ mm3 là có ý nghĩa tiên lượng nặng.

- Siêu âm : tụy lớn, cấu trúc nghèo hơn bình thường.

- X quang bụng không chuẩn bị : hình ảnh quai ruột gác.

  1. CHẨN ĐOÁN

4.1. Chẩn đoán xác định cần dựa vào

- Cơn đau bụng cấp vùng thượng vị, hạ sườn trái.

- Nôn mửa.

- Hội chứng nhiễm trùng .

- Bụng chướng .

- Các điểm tụy đau.

- Siêu âm.

4.2.Chẩn đoán phân biệt

- Thủng tạng rỗng.

- Viêm đường mật, túi mật cấp.

- Tắc ruột, lồng ruổ cấp.

- Nhồi mấu cơ tim: thường gặp ở người già có tiền sử đau thắt ngực, khám các điểm tụy không đau. Dựa vào amylase máu.

  1. ĐIỀU TRỊ

- Giúp tụy nghĩ ngơi

- Bù nước điện giải: trong viêm tụy cấp thể phù nề, truyền  khoảng 2-3l/ ngày dung dịch ringer lactat và glucose đẳng trương.

- Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa.

- Các thuốc giảm đau: atropine, Dolargan hoặc Víceralgin

+ Atropin ¼ mg tiêm dưới da 1-2 mg chia 3-4 lần trong ngày.

+ Viseralgin viên nén,ống 5ml.

Uống 2-6 viên /ngày: tiêm bắp, tĩnh mạch 1/2-2 ống/ngày.

- Kháng sinh:

+ Trong viêm tụy cấp do rượu chỉ dùng kháng sinh đẻ chống bội nhiễm nên thường dùng chậm.

+ Trong viêm tụy cấp do giun, nhiễm trùng rất sớm nên cần sử dụng kháng sinh ngay từ đầu, thường dùng kháng sinh kháng vi khuẩn gram âm như ampicillin, gentamycin, Ampicillin 500mg ống tiêm bắp Gentamycin 80mg ống tiêm bắp.

+ Trong trường hợp nhiễm trùng nặng cần phối hợp Cephlosporin thế hệ 3 và Quinolon thế hệ 2, nếu nhiễm trùng nặng kéo dài cần dùng kháng sinh chống kỵ khí: Imidazol, betalactamin, Macrolid ( Clindamycin, Dalacin).

- Điều trị viêm tụy cấp do giun đũa :cần sử dụng thuốc diệt giun sớm: Mebendazol ( Fugacar) viên 100mg.

- Điều trị viêm tụy cấp do sỏi: xẻ cơ vòng oddi hoặc tán sỏi.

  1. PHÒNG BỆNH

6.1. Tại cộng đồng: tuyên truyền  trong cộng đồng đẻ phòng tránh căn bệnh này từ rất sớm thì cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày và các phương pháp rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau khi có dấu hiệu viêm tụy:

- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.

- Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn

- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tuân theo một chế độ ưn giàu carbohydrate.

6.2. Tại nhà: Để tránh bệnh tái phát

- Tẩy giun đũa định kỳ, nhất là người có tiền sử giun chui đường mật.

- Điều trị tốt bệnh sỏi mật nếu có.

-  Ngừng hẳn thoái quen uống rượu và hút thuốc lá.

-  Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo đủ trái cây tươi, rau xanh, các loại ngủ cốc..

- Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ , còn có một số phương pháp tập luyện có thể giúp người bệnh đỡ đau nhức, mệt mỏi như: ngồi thuyền, yoga, các bài tập vận động nhẹ…

Top of Form

 

 


Tin liên quan

  • Phòng ngừa đái tháo đường

      Cho đến thời điểm hiện nay, y học chưa thể phòng ngừa được bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 1, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ĐTĐ type 2. Có thể chia các đối tượng đến tư vấn phòng ngừa bệnh ĐTĐ type 2 thành ba nhóm: nhóm 1 là trong gia đình […]

  • NHỒI MÁU CƠ TIM – BỆNH LÝ NGUY HIỂM ĐE DỌA ĐẾN TÍNH MẠNG

    ĐẠI CƯƠNG Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp tắc một trong số các động mạch vành nuôi tim, do cục máu đông hình thành […]

  • HEN PHẾ QUẢN

    ĐẠI CƯƠNG Theo GINA ( Global  Initiative for Asthma) 2002 thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào. Viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp đáp ứng phế quản […]

  • BIẾN CHỨNG HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    Đường máu và hạ đường máu Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể, nó được sản xuất từ các loại thức ăn có nhiều carbonhydrate như gạo, bánh mỳ, khoai tây, sữa và một số loại hoa quả ngọt, bánh kẹo… Trong một số trường hợp, cơ thể có […]

  • PHÒNG NGỪA XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

    1.       ĐẠI CƯƠNG  Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành của động mạch (phía trong lòng động mạch) bị xơ cứng làm cho lòng động mạch hẹp lại gây nên hiện tượng thiếu máu cục bộ cho cơ quan, có nơi lòng động mạch bị xơ vữa bong ra gây tắc mạch cục bộ. […]

  • PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

    1.       ĐẠI CƯƠNG Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng một cách đột ngột, bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa nắng nóng gặp nhiều hơn. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). […]

  • SUY TIM

      1.                 ĐẠI CƯƠNG           Suy tim không có nghĩa là tim ngưng làm việc. Nó có nghĩa là khả năng bơm máu của tim yếu hơn bình thường. Trong bệnh suy tim, máu lưu thông qua tim cũng như khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn, và áp lực trong tim gia tăng. […]