BỆNH  SỐT  HUYẾT

Hôm nay: 04-04-2024 3:26:41 PM

I/ ĐẠI CƯƠNG :

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

II/ NGUYÊN NHÂN :

Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và đi chữa trị.

III/ TRIỆU CHỨNG :

Có ba loại bệnh: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

- Sốt cao, lên đến 40,5oC;

- Nhức đầu nghiêm trọng;

- Đau phía sau mắt;

- Đau khớp và cơ;

- Buồn nôn và ói mửa;

- Phát ban.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

IV/CHẨN ĐOÁN :

Có ba loại bệnh:

 1/Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

          2/Sốt xuất huyết chảy máu

3/Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

V/ ĐIỀU TRỊ :

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt xuất huyết?

Việc đoán bệnh sốt xuất huyết có thể khá khó khăn, bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với những bệnh khác – chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh do leptospira và sốt thương hàn.

Nếu gần đây bạn có đi du lịch, bạn nên mô tả chi tiết cho bác sĩ biết bạn đã đi đến đâu, ở đó vào ngày nào và trong quá trình ở đó có bị muỗi cắn hay không.

Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện mức độ của bệnh sốt xuất huyết gồm:

- Điện giải đồ;

- Khí máu;

- Chức năng đông máu;

- Men gan;

- X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt xuất huyết

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho bạn. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol®, Panadol®) đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.

Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofenvà naproxen sodium.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

VI/ CÁCH PHÒNG BỆNH :

1/ Chăm sóc người bệnh :

- Nghỉ ngơi .

           - Ăn  nhẹ : cháo, sữa ,súp .

           - Uống nhiều nước .

 - Đối với trẻ nhỏ khi bị sốt xuất huyết thì không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ , nâu, đen ,nước trái cây sậm màu ,dưa hấu hoặc nước có gas như nước ngọt ...

- Nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu như cơm nhão ,cháo ,súp ,sữa. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ,trẻ sẽ thấy đầy bụng ,khó tiêu .Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ ,không cạo gió , không kiêng ăn,không nhịn uống ...

 Các bà mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau : uống thuốc hạ sốt mà vẫn còn sốt cao, li bì hoặc bứt rứt , ói mửa ,đau bụng nhiều , xuất huyết ,tay chân lạnh ...

2/ Cách phòng tránh :

- Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu ,chưa có vắc xin phòng bệnh

- Bệnh do muỗi vằn đốt , muỗi truyền bệnh từ người này sang người lành do đó có thể gây thành dịch

 - Biện pháp phòng chống SXH chủ động , hiệu quả nhất là : diệt muỗi,lăng quăng và bọ gậy.

3/ Hãy làm ngay một số việc đơn giản sau :

 - Mặc quần áo dài khi làm việc ban ngày ,nhất là ở nơi có nhiều muỗi.Ngủ màn cả ban ngày lẫn ban đêm .Không để trẻ bị muỗi đốt

- Xoa thuốc chống muỗi đốt  lên vùng da hở để bảo vệ cả ban ngày lẫn ban đêm

- Đậy kín lu, vại, dụng cụ chứa nước sinh hoạt , bể chứa nước,không tạo nơi cho muỗi đẻ trứng.Hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải dể trứng muỗi rơi ra, thả cá để ăn lăng quăng ,bọ gậy.

- Dụng cụ chứa nước mưa ,chum ,vại vỡ thì phải úp xuống không để đọng nước.Rác thải như lon bia,túi nylon,vỏ sữa chua ,rác thải ... phải đem dốt hoặc chôn lấp.

-Don dẹp nhà cửa cho ngăn nắp,sạch ,thông thoáng,không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu,loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng ( gáo dừa, lon,đồ hộp ,ly,chén , chai lọ vỡ,lốp xe hỏng...),thay nước bình hoa mỗi ngày,đổ dầu hỏa hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến kê chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Trong giai đoạn bệnh SXH đang bùng phát trong thôn xóm,tổ dân phố phải tổng vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm.

- Có thể dùng các biện pháp diệt muỗi như : ddootd hương diệt muỗi,phun thuốc diệt muỗi ( chỉ dùng thuốc diệt muỗi theo đúng liều lượng quy định của Bộ Y Tế) .

 

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH  TAY  CHÂN  MIỆNG

    I/ ĐẠI CƯƠNG Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có […]

  • BỆNH  SỞI

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến […]

  • BỆNH VIÊM PHỔI

      I / ĐẠI CƯƠNG  Viêm phổi bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ, xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. II / TRIỆU CHỨNG Các […]

  • BỆNH THỦY ĐẬU

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. II/ NGUYÊN NHÂN: Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước […]

  • BỆNH QUAI BỊ

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có […]