Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khoa, phòng thuộc Trung tâm Y tế quận thanh Khê năm 2023

Hôm nay: 23-01-2025 12:39:29 PM

       Kính gửi:                                                                       

  • Ban Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Khê;
  • Các khoa lâm sàng nội trú và ngoại trú.

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hiểu quả trong công tác tư vấn GDSK cho NB trong quá trình điều trị và lúc ra viện, đồng thời thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện thuộc Trung tâm Y tế quận Thanh Khê. Chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu quả hoạt động truyền thông GDSK cho NB, để từ đó có những biện pháp khắc phục và đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân tốt hơn. Để đánh giá hiệu quả của phiếu “ Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh” tại Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:

  1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
  2. Triển khai tại các khoa lâm sàng

Mỗi khoa lâm sàng xây dựng bài truyền thông giáo dục sức khỏe cho 2 bệnh thường gặp tại khoa, cụ thể như sau:

  • Khoa Liên chuyên khoa

GDSK bệnh nhân Viêm họng thanh quản cấp

 + GDSK bệnh nhân Viêm mũi họng cấp

  • Khoa Hồi sức- cấp cứu

+ GDSK bệnh nhân xơ gan

+ GDSK bệnh nhân suy tim

  • Khoa Nhi

+ GDSK bệnh nhân thủy đậu

+ GDSK bệnh nhân sốt phát ban

  • Khoa Nội- Truyền nhiễm

+ GDSK bệnh nhân thoái hóa khớp

+ GDSK bệnh nhân Goute

- Khoa Ngoại- Sản

+ GDSK nuôi con bằng sữa mẹ

+ GDSK bệnh nhân bệnh trĩ

  • Khoa YHCT - PHCN

+ GDSK bệnh nhân đau vùng cổ gáy

+ GDSK bệnh nhân viêm mõm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay

  • Nhân viên y tế khảo sát phiếu “Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh” trực tiếp tại các khoa lâm sàng.
  1. Tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung

Tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung các tài liệu về vấn đề sức khỏe ưu tiên hàng năm theo mô hình bệnh tật của bệnh viện tại các khoa lâm sàng.

  1. Vận động người bệnh/người nhà tham gia khảo sát:
  • Người bệnh/người nhà đọc và tham gia khảo sát phiếu “Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh” trước sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên y tế dựa trên các mục đã được xây dựng sẵn.
  1. MỤC TIÊU KHẢO SÁT

Khảo sát đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để từ đó chỉ ra những nhược điểm cần khắc phục và đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng .

  • KẾT QUẢ KHẢO SÁT
  1. Khảo sát sự quan tâm

Từ ngày 01/01/2023 đến 30/9/2023 có 6063 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, (cụ thể quý I: 1899 NB, quý II: 2123 NB, quý III: 2041 NB), trong đó có 3020 người bệnh/người nhà chiếm tỉ lệ 49,8% đọc và tìm hiểu “Phiếu khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe” liên quan đến tình trạng bệnh của bản thân hoặc người nhà tại các khoa điều trị nội trú như sau:

 

lảng tỉ lệ sô người quan tâm tại các khoa lâm sàng

STT

Khoa/Phòng

Sô lượng NB nội trú

Sô lượng người

quan tâm

Tỉ lệ (%)

1

Nội - Truyền nhiễm

2438

1210

40,06%

2

Ngoại sản

633

312

10,33%

3

Nhi

1296

603

19,96%

4

Liên chuyên khoa

727

309

27.00%

5

YHCT - PHCN

439

310

10,23%

6

Hồi sức - Cấp cứu

530

276

0,91%

Tổng cộng

6063

3020

100%

*** Nhận xét: Số người quan tâm phụ thuộc vào số bệnh nhân nội trú và các bệnh nhân có bệnh liên quan đến các nội dung truyền thông tại các khoa phòng (số lượng bệnh nội trú càng nhiều thì số người quan tâm càng lớn)

Năm 2023, tình dịch bệnh COVID-19 tạm thời ổn định nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú và nội trú tại các khoa lâm sàng cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.    Á/

  1. Đánh giá hiệu quả
    • Đánh giá về thái độ, hành động của người bệnh, người nhà trước và sau khi được truyền thông giáo dục sức khỏe.

Bảng đánh giá thái độ, hành động trước và sau khi được tư vấn giáo dục
sức khỏe

STT

Nội dung

Tỉ lệ (%)

Trước khi tư vấn GDSK

Sau khi tư vấn GDSK

1

Người bệnh (NB) có tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT

80.95%

96.24%

2

NB hài lòng với sức khỏe hiện tại

56,40%

79.8%

3

NB có thay đổi những lối sống ảnh hưởng đến bệnh lý

60.4%

84.18%

4

NB có gặp khó khăn trong hoạt động tự chăm sóc bản thân

40.35%

32.25%

5

NB có luyện tập thể dục phù hợp với lứa tuổi

58.23%

82.47%

6

NB ăn chế độ ăn hợp lý với bệnh và ăn đúng bữa

70.18%

94.15%

7

NB ngủ đủ giấc trong ngày

70.30%

89.14%

8

NB tin tưởng vào NVYT và yên tâm điều trị

62.22%

95.11%

*** Nhận xét: Thái độ, hành động của người bệnh/người nhà trước và sau khi được truyền thông giáo dục sức khỏe đã có những thay đổi rõ rệt về lối sống hằng ngày như: cách chăm sóc bản thân, luyện tập thể dục thể thao,chế độ ăn và giấc ngủ đều nhận thức theo hướng tích cực có lợi cho quá trình điều trị chăm sóc và phòng bệnh lâu dài.

  • Tỷ lệ Người bệnh (NB) có tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT (trước khi tư vấn GDSK tăng: 80.95%; sau khi tư vấn DGSK: 96.24%)
  • NB có thay đổi những lối sống ảnh hưởng đến bệnh lý tăng (trước khi tư vấn GDSK: 60.4%; sau khi tư vấn DGSK: 84.18%)
  • Tỷ lệ NB có gặp khó khăn trong hoạt động tự chăm sóc bản thân có giảm (trước khi tư vấn GD: 40.35%; sau khi tư vấn DGSK: 32.25%)
  • NB tuân thủ ăn chế độ ăn hợp lý với bệnh và ăn đúng bữa được áp dụng hàng ngày.
  • NB tin tưởng vào NVYT và yên tâm nằm điều trị hơn trước
  • Tăng các hoạt động, thói quen tốt cho sức khỏe: thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đúng bữa, ngủ đủ giấc trong ngày

2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị sau khi người bệnh/ người nhà được Tư vấn giáo dục sức khỏe

Bảng đánh giá hiệu quả sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe

STT

Nội dung

Tỉ lệ (%)

Không

1

Người bệnh ,người nhà biết được các chế độ ăn của bệnh lý

83.65%

17.35%

2

NB và NN biết cách tự phòng bệnh và tự chăm sóc

80.35%

19.65%

3

Biết phát hiện các dấu hiệu bất thường của các bệnh lý thường gặp

74.53%

25.47%

4

NB ăn ngon và ngủ được đủ giấc

83.86%

16.14%

5

Các triệu chứng bệnh thuyên giảm hơn

93.16%

6.84%

6

NB,NN được cung cấp thêm các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cần thiết

95.95%

4.05%

7

NB,NN hài lòng về NVYT

85.44%

14.56%

8

TTGDSK có tác động tốt đến sức khỏe NB

90.60%

9.40%

*** Nhận xét: sau khi được Tư vấn giáo dục sức khỏe, sức khỏe thường xuyên tại các khoa, NB có cải thiện theo hướng tích cực, tăng sự hài lòng của người bệnh đối với các nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng. Tổng quan phiếu này đem lại tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh cũng như thay đổi đước các suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về nhân viên y tế mà bấy lây nay còn tồn tại.

  • Tỉ lệ Người bệnh ,người nhà biết được các chế độ ăn của bệnh lý chiếm tỉ lệ tương đối cao( 83.65%)
  • NB và NN biết cách tự phòng bệnh và tự chăm sóc ( 80.35%), ăn ngon

miệng hơn( 83.86%)                                                                   X/

  • Biết phát hiện các dấu hiệu bất thường của các bệnh lý thường gặp ( 74.53%),
  • NB ăn ngon và ngủ được đủ giấc ( 83.86%) X/
  • Các triệu chứng bệnh thuyên giảm hơn ( 93.16%)
  • NB,NN được cung cấp thêm các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cần thiết ( 95.95%)
  • NB, NN hài lòng về NVYT (85.44%)
  • TTGDSK có tác động tốt đến sức khỏe NB (90.60%)

V . BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN

  1. Bàn luận
  • Ưu điểm 
  • Người bệnh và người nhà được nhân viên y tế thường xuyên cung cấp thêm thông tin, kiến thức liên quan đến bệnh lý, cách phát hiện và dự phòng các bệnh mà họ thường gặp.
  • Làm tăng sự hài lòng của người bệnh với NVYT tại các khoa lâm sàng cũng như các khoa phòng ngoại trú

& Tất cả các đối tượng người nhà, người bệnh đều dễ dàng tiếp thu được với việc truyền thông giáo dục sức khỏe của NVYT

  • Truyền thông giáo dục sức khỏe giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng không đáng có cho xảy ra trong quá trình điều trị cũng như sau khi ra viện.
  • Rút ngắn được thời gian điều trị cho người bệnh, giảm quá tải bệnh viện.
  • Hạn chế được các sai sót chuyên môn và sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện.
  • Tạo mối quan hệ gần gũi giữa NVYT và NB để thường xuyên nắm bắt được các ý kiến đóng góp cũng như những tâm tư nguyện vọng của NN và NB để kịp thời đáp ứng và sửa chữa nhằm nâng cao sự hài lòng cho người bệnh.
  • Nhược điểm

- Người bệnh/ người nhà chưa thực sự chủ động quan tâm đến việc tự tìm hiểu về bệnh của mình và đối với việc truyền thông còn hạn chế do tính chủ quan và quen với lối sống, tập quán hàng ngày của người bệnh

  • Giáo dục sức khỏe còn mang tính thụ động và không thường xuyên vì phụ thuộc vào lực lượng nhân viên y tế
  • Chưa sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc tivi để truyền thông cho NB và NN một cách thường xuyên và mọi lúc mọi nơi
  1. Giải pháp cải tiến
  • Nhân viên y tế cần chủ động hơn trong việc truyền thông GDSK cho người bệnh và người nhà trong lúc điều trị cũng như lúc ra viện giúp người bệnh có nhận thức và thái độ thực hành đúng đắn hơn mang lại hiệu quả điều trị; giảm chi phí điều trị và thời gian nằm viện, giảm sự xuất hiện các biến chứng và sự tái đi tái lại các bệnh hay gặp.
  • Cần lắp thêm tivi tại các hành lang của các khoa để cập nhật các thông tin cần truyền thông giáo dục sức khỏe một cách thuyền xuyên và chủ động hơn.
  • Các khoa phòng nên có một phòng truyền thông GDSK riêng, trong phòng trang bị đầy đủ các phương tiện truyền thông, các tài liệu phải đa dạng và phong phú theo các mặt bệnh của từng khoa để cho người bệnh/ người nhà có thể chủ động tự đọc và tự tìm hiểu về bệnh của mình
  • Các bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa cần tổ chức các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe định kì và thường xuyên cho người bệnh dưới nhiều hình thức.
  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, TT-GDSK cho nhân viên y tế bằng các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn

Trên đây là báo cáo kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả “Truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà” tại các khoa lâm sàng nội trú và ngoại trú thuộc Trung tâm Y tế quận Thanh Khê./.

Tải file tại đây:

1108.BC.TTGDSK 2023 ĐÃ KÝ DẤU

 


Tin liên quan