BỆNH RÒ HẬU MÔN

Hôm nay: 27-12-2024 3:00:47 AM

I. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định Nghĩa

- Rò hậu môn là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng.

- Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường rò là một đường hầm, lớp trong là một tổ chức hạt do quá trình viêm tạo nên.

- Rò hậu môn là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị, ổ áp xe vỡ ra ngoài thành một đường rò.

1.2. Nguyên Nhân

- Đặc hiệu 10% do lao, crohn, nấm.

- Không đặc hiệu 90% do nhiễm trùng khe tuyến.

1.3. Phân Loại

Có nhiều cách phân loại khác nhau

- Theo tính chất của đường rò

+ Rò hoàn toàn, đường rò có hai lỗ thông nhau + Rò không hoàn toàn, đường rò chỉ có một lỗ + Rò đơn giản và rò phức tạp (có nhiều đường rò, nhiều lổ rò).

- Theo quan hệ giữa đường rò với cơ thắt: mối liên quan giữa đường rò với giải phẫu của cơ vòng hậu môn.

- Sau ổ áp xe quanh hậu môn tự vỡ ra, thường tự liền lại nhưng để lại một núm tổ chức hạt lồi hoặc hơi lõm, tại vị trí này thường có dịch chảy ra, hoặc mủ.

- Sờ thấy chắc, cứng, ấn đau.

- Thăm trực tràng có thể thấy lổ trong của đường rò.

Theo Goodsall và Miles có 5 điểm thiết yếu trong chẩn đoán rò hậu môn:

1, Xác định vị trí lỗ rò ngoài.

2, Xác định vị trí lổ rò trong.

3, Phát hiện đường đi của đường rò nguyên phát.

4, Phát hiện sự hiện diện của đường rò thứ phát (đường nhánh).

5, Phát hiện sự hiện diện của bệnh lý khác gây ra rò.

 

Định luật Goodsall (tìm lổ rò trong nguyên ủy): trong loại rò mà lỗ nông nằm ở nửa sau của đường thẳng ngang đi qua lỗ hậu môn thì có lỗ sâu nằm ở đường giữa sau. Trong loại rò mà lỗ nông nằm ở nửa trước của đường thẳng đi ngang qua lỗ hậu môn thì đường rò đi thẳng trong ống hậu môn theo chiều hướng tâm

  1. II. CẬN LÂM SÀNG

Chụp đường rò có bơm thuốc cản quang Telebrix.

Các xét nghiệm tiền phẫu.

- Glucose, Urê , Creatinine, AST,ALT, Điện giải đồ 3 thông số.

- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, TQ, TCK, Nhóm máu ABO,RhD.

- ECG, siêu âm Doppler tim màu với Bn > 60 tuổi hay có bệnh tim mạch đi kèm.

- CR tim phổi thẳng; Nội soi hậu môn trực tràng.

- Siêu âm qua ngã trực tràng.

- MRI.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Nguyên Tắc Phẫu Thuật

- Tìm được lỗ rò trong (lỗ rò nguyên phát )

- Lấy hết tổ chức xơ, cắt bỏ đường rò - Tránh làm tổn thương các cơ thắt (áp dụng pp cắt từ từ hay mổ làm nhiều thì)

3.2. Các Phương Pháp Phẫu Thuật

- Mở đường rò khi rò thấp

- Cột cơ thắt khi rò trên, xuyên cơ thắt cao

- Cắt bỏ 1 phần đường rò, khâu lổ rò trong, hạ niêm mạc che phủ lỗ rò

- Điều trị rò móng ngựa: làm 2 thì

 + Thì 1: lấy bỏ phần đường rò ngoài cơ thắt 2 bên

 + Thì 2: phẫu thuật đường rò chính

3.3. PHÁC ĐỒ Phẫu Thuật: phương pháp phẫu thuật phụ thuộc mối liên quan giữa đường rò và cơ thắt.

- Bơm keo sinh học

3.4. Điều Trị Sau Mổ: Kháng sinh, giảm đau hiệu quả, ngâm hậu môn, thay băng.

3.5. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân

*Khi nằm viện:

-Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà tuân thủ nội quy khoa phòng.

-Dùng đúng thuốc theo y lệnh.

-Khuyên bệnh nhân ngủ đúng giấc.

-Ăn uống bồi bổ,hợp vệ sinh,tăng cường vitamin,chất xơ

-Giải thích cho bệnh nhân những biến chứng có thể gặp

*Khi ra viện:

- Dặn bệnh nhân ngâm hậu môn với nước muối ấm ngày 2 lần.

- Thay đổi thói quen sống,sinh hoạt điều độ.

- Dặn bệnh nhân tái khám khi có các vấn đề:

+ Biến chứng hay gặp là mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt.

+ Chảy máu vết mổ.

+ Tái phát đường rò.

+ Hẹn tái khám sau 2 tuần kiểm tra dây thun thắt, sự liền vết mổ, tái phát đường rò.

IV.Cách phòng bệnh tại nhà,cộng đồng.

-Thay đổi thói quen sống,chế độ sinh hoạt không điều độ như thường xuyên ngồi một chổ,ít vận động,thói quen ngồi xổm,đặc biệt dân văn phòng,phụ nữ sau sinh,những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều,…

- Chế độ ăn uống hợp lý,ăn nhiều chất xơ,uống đủ nước,hạn chế uống bia rượu,hạn chế ăn những chất kích thích như ớt,hành,tỏi,…

 


Tin liên quan

  • VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

    ĐỊNH NGHĨA: – Vết thương phần mềm là vết thương tổn thương các mô mềm bao gồm da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ. – Vết thương phần mềm đặc biệt có thể kèm tổn thương đứt gân, đứt thần kinh, đứt mạch máu. – Trong phạm vi bài này không đề cập […]

  • THOÁT VỊ BẸN

    ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa: thoát bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. 1.2. Phân Loại 1.2.1. Theo Cơ Chế Bệnh Sinh – Thoát vị bẹn gián tiếp: tạng thoát vị đi qua lỗ bẹn sâu, vào trong ống […]

  • BỆNH SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

    ĐỊNH NGHĨA Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát. 2. NGUYÊN NHÂN Do nhiều yếu tố: gia đình, di truyền, chủng tộc,… – […]