BỆNH QUAI BỊ
Hôm nay: 04-12-2024 12:40:51 AM
I/ ĐẠI CƯƠNG :
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể.
Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị.
II / NGUYÊN NHÂN :
Do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp và ăn chung, uống chung dùng chung đồ với người bệnh, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
Virus quai bị tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.
Bệnh do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Ở miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng sáu năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3 - 4. Tuổi mắc bệnh thường là tuổi bắt đầu đi học (sau 3 -5 tuổi) khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.
Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và người lớn (phần trăm ít hơn).
Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần…
III /TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH :
Thời kỳ ủ bệnh: Thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 - 9 ngày trẻ sẽ có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến hai tuần.
Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, là do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai.
Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả hai bên. Hay có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng sang bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.
Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài một đến hai ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7 -10 ngày.
- Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.
- Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng ba ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng một tuần. Tuyến mang tai có thể sưng một bên hay hai bên. Rồi thường lan đến má, hàm, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
- Có cảm giác đau ở nơi bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.
- Cảm giác khó thở, khó giao tiếp, khó ăn uống. Bệnh biểu hiện trong khoảng 10 ngày. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần hai.
- Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát năm dến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai.
Khi bạn sốt trở lại 39 – 40 độ, trằn trọc, mê sảng. Tinh hoàn sung to, nếu sung cả hai bên thì sẽ gây vô sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau hai tháng mới biết rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
- Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để lại di chứng trong vài ngày.
IV / ĐIỀU TRỊ :
Bệnh quai bị là bệnh do virus trong tuyến nước bọt gây ra và rất dễ lây nhiễm. Nếu bạn không tiêm vắc-xin ngừa quai bị thì bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi hay ho.[1] Hiện tại người ta chưa có cách điều trị loại virus này. Thay vào đó, cách điều trị chủ yếu tập trung xử lý triệu chứng cho đến khi hệ miễn dịch đủ sức chống lại bệnh.[2] Nhưng bạn phải đi khám bệnh ngay khi nghi ngờ mình mắc quai bị. Bất kì khi nào mắc bệnh quai bị bạn phải thông báo cho nhà trường hay cơ quan làm việc để họ có biện pháp đề phòng lây lan.[3]
V / CÁCH PHÒNG BỆNH :
Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.
- Cách phòng tránh quai bị hiệu quả cho trẻ em
Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin.