5 Cách chữa mất ngủ (điều trị mất ngủ) hiệu quả nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Mất ngủ là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều người thường hay gặp phải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay? Những chia sẻ của chuyên gia trong nội dung bài viết dưới đây sẽ là đáp án chính xác nhất về cách chữa mất ngủ đêm cho mọi người.
NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ VÀ CÁCH CHỮA MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT
Tình trạng mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên, ngủ không đủ giấc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, làm suy giảm trí nhớ, lú lẫn, hay quên, tâm trạng căng thẳng, stress và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác…. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ là gì?
Theo Y học cổ truyền, chứng đêm mất ngủ kéo dài và các rối loạn giấc ngủ khác là kết quả của sự mất cân bằng khí công (năng lượng) trong cơ thể. Khi khí lưu chuyển trong cơ thể, nó sẽ chảy qua các kinh tuyến như phổi, tim, lách, gan, thận, dạ dày, túi mật,…
Cũng theo Y học cổ truyền, cơ thể con người gồm có 12 đường kinh mạch, trong đó có 6 kinh mạch được coi là âm và 6 kinh mạch được coi là dương. Vào ban ngày, năng lượng âm dương trong cơ thể sẽ sát nhập và suy yếu dần. Nhưng đến ban đêm, âm (liên quan đến sự mát mẻ) chiếm ưu thế, và vào ban ngày, dương (liên quan đến nhiệt) sẽ chiếm ưu thế.
Chuyên gia Y học cổ truyền, Đại tá, bác sĩ CKII Nguyễn Bá Quế, nguyên Phó trưởng khoa khám bệnh Viện Y học cổ truyền Quân đội, Bộ Quốc phòng cho biết: Tình trạng rối loạn giấc ngủ gây mất ngủ kéo dài thường xảy ra do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Ngủ nhiều là thiếu dương, trong khi mất ngủ là thiếu âm hoặc có liên quan đến tuần hoàn kém, thiếu khí trong lá lách hoặc tinh thần căng thẳng.
Ngoài ra, mất ngủ kinh niên còn do nhiều yếu tố bên ngoài khác như môi trường ngủ không đảm bảo (ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khói bụi) áp lực công việc, tâm lý lo lắng bất an…
Theo các chuyên gia, để có thể chữa trị tình trạng mất ngủ kéo dài một cách triệt để tận gốc thì cần phải tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Tùy theo tình trạng mất ngủ của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ có chỉ định cụ thể.
TỔNG HỢP CÁC CÁCH CHỮA BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Cách trị mất ngủ kinh niên hiện nay có rất nhiều biện pháp khác nhau. Tùy theo tình trạng mất ngủ kéo dài của mỗi người ở giai đoạn nào mà có thể áp dụng biện pháp phù hợp.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ thì trước tiên mọi người hãy chú ý đến môi trường xung quanh, phòng ngủ cần phải yên tĩnh, thông thoáng, sạch sẽ, ánh sáng phù hợp. Đồng thời rèn thói quen đi ngủ đúng giờ, không nên xem điện thoại hoặc tivi quá khuya. Trước khi ngủ hãy thả lỏng tinh thần, không nên để các vấn đề suy nghĩ lo lắng đi vào trong giấc ngủ. Đặc biệt, cách chữa chứng mất ngủ an toàn là mọi người không nên lạm dụng thuốc an thần, rất có hại cho sức khỏe, gây lệ thuộc vào thuốc và làm cho chứng mất ngủ kéo dài thêm trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ mọi người có thể tham khảo:
1/ Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh dựa trên phác đồ trị liệu có trong Y học cổ truyền theo nguyên lý đông y. Việc sử dụng các loại kim châm cứu tác động trực tiếp lên huyệt vị sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giải quyết tắc nghẽn, kiện tỳ, dưỡng tâm. Từ đó, có tác dụng điều trị chứng mất ngủ kinh niên một cách hiệu quả.
Châm cứu là cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất, giúp giải phóng các chất trong cơ thể thúc đẩy giấc ngủ, sản sinh các hormone như serotonin có tác dụng an thần và thư giãn. Đồng thời, tạo cung phản xạ gây buồn ngủ, loại bỏ các triệu chứng trằn trọc, mất ngủ mỗi đêm. Người bệnh sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần phải sử dụng đến thuốc an thần.
Đặc biệt, hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa mất ngủ kéo dài đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu:
- Cải thiện tình trạng mất ngủ triền miên, ngủ không sâu chỉ sau khoảng 1 – 2 liệu trình.
- Là cách chữa mất ngủ an toàn, không tác dụng phụ, không gây đau cho người bệnh. Giúp bệnh nhân không bị phụ thuộc vào thuốc.