BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Hôm nay: 21-01-2025 11:05:14 AM
- Đại cương
Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, nguyên nhân chính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng. Những rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp hoặc mạn tính, có thể đưa đến tàn phế hoặc tử vong.
- Nguyên nhân:
- Đái tháo đường thứ phát:
- a) Do bệnh lý tại tụy:
- Viêm tụy mạn tính, vôi hoá tụy
- Viêm tụy cấp gây đái tháo đường thoáng qua
- Ung thư tụy.
- Phẫu thuật cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần tuyến tụy.
- b) Do bệnh lý tại gan:
- Gan nhiễm sắt (hemosiderin).
- Lắng đọng sắt ở các tiểu đảo β-Langerhans gây bất thường về tiết insulin.
- Xơ gan đẫn đến đề kháng insulin.
- c) Do một số các bệnh nội tiết
- d) Đái tháo đường do thuốc: Corticoid , thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai…
- Đái tháo đường do bệnh lý ty lạp thể
- Đái tháo đường thể MODY (maturity onset diabetes of the young)
- Bất thường về cấu trúc insulin
- Các hội chứng do tăng đề kháng insulin
- Các hội chứng di truyền kết hợp với bệnh đái tháo đường
III. Triệu chứng
- Lâm sàng:
Những biểu hiện ngoài da: Ngứa, Viêm da do liên cầu hoặc tụ cầu, Những vết xước do ngã rất khó liền…
- Triệu chứng về mắt: Đục thủy tinh thể,Viêm võng mạc
- Triệu chứng về tiêu hóa : Viêm lợi, lung lay răng, và dễ rụng răng ; Đi lỏng .
+ Rối loạn chức năng gan
+ Các bệnh hô hấp và tim mạch
+ Triệu chứng tổn thương thần kinh và thấn kinh thực vật
- Cận lâm sàng
+ Đường huyết
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose
+ Đường niệu
+ Protein niệu
- Chẩn đoán:
- Đường huyết lúc đói (sau > 8h nhịn đói) > 7 mmol/l, ít nhất 2 lần làm xét nghiệm liên tiếp.
- Xét nghiệm một mẫu đường huyết bất kỳ trong ngày > 11 mmol/l.
- Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 g glucose ≥ 11mmol/l (nghiệm pháp dung nạp glucose)
- Điều trị :
- Chế độ ăn:
- Hạn chế ăn glucid
- Ăn nhiều rau và các loại trái cây có nhiều chất xơ.
- Nên ăn vừa phải protit
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.
- Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin.
- Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn.
- Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2- 3g muối/ngày.
- Thể dục liệu pháp
- Thuốc làm hạ đường huyết
- Thuốc uống hạ đường huyết
- Insulin
- Cách phòng bệnh :
- Cần phòng tránh tình trạng thừa cân, béo phì
- Cần gia tăng hoạt động thể lực thường xuyên
- Cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý