BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Hôm nay: 04-04-2024 9:08:10 PM

I/ ĐẠI CƯƠNG :Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần đến điều trị.

II / NGUYÊN NHÂN :Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc. Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn có hại di chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác. Nếu bạn ăn những món ăn không được nấu chín như salad hay các món ăn khác, những vi khuẩn có hại chưa được tiêu diệt này sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Rất nhiều vi khuẩn, virus và kí sinh trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, trong đó virus là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là vi khuẩn.

Chất độc là một nguyên nhân khác. Chất độc có thể được sản sinh ra do vi khuẩn, có sẵn trong thức ăn, do thực vật và động vật hoặc cá hoặc do các vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, chất độc có thể đến từ một số hóa chất nhất định.

III / TRIỆU CHỨNG :Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm :

  • Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng;
  • Chán ăn;
  • Đau cơ;
  • Ớn lạnh;

IV / CHẨN ĐOÁN :

V / ĐIỀU TRỊ  :Điều trị ngộ độc thức ăn tại cơ sở y tế

Các thuốc dùng cho trường hợp ngộ độc thức ăn cần sử dụng theo chỉ dẫn của chuyên môn. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, làm dừng chất độc vào máu bằng cách gây nôn cho bệnh nhân. Sử dụng các thuốc sau để nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể: than hoạt uống, thuốc nhuận tràng sorbitol uống.

Trong trường hợp bệnh nhân mệt do mất nước bởi nôn, đi ngoài, sốt kéo dài, nhất là ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thì thường nguy hiểm, cơ thể bị mất nước nhanh và nhiều, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ thức ăn bù lại cho bệnh nhân. Trong trường hợp này cần có các biện pháp can thiệp sau:

- Điều trị mất nước: Uống nước có hòa gói muối chống mất nước (oresol: ORS): cho 2 lít uống trong 4 giờ đầu, trẻ em: 75ml/kg. Nếu không có ORS: 2 thìa đường + 1 thìa cà phê muối pha với 200ml nước hoặc pha nước cam, nước dừa, nước suối thành 1 lít vì chúng có nhiều kali tốt cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn nôn, nên cho uống ít một. Thuốc chống tiêu chảy chỉ dùng khi bệnh nhân đi ngoài nhiều lần toàn nước mà không sốt. Trong những trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc imodium, nếu cầm tiêu chảy rồi thì thôi.

- Thuốc chống nôn khi bệnh nhân nôn quá nhiều có thể cho tiêm thuốc prometazin, diphenhydramin.

- Ở cơ sở y tế có thể truyền dung dịch ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorid 0,9%. Rửa dạ dày có kỹ thuật khi lượng chất độc nhiều. Dùng thuốc kháng độc khi biết rõ loại chất độc đó là gì.

- Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có sốt nghi do  nhiễm khuẩn (có thể chọn ciprofloxacin)…

Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất nước và nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc. Tuy nhiên, ngộ độc thức ăn đôi khi không chỉ xảy ra cho một cá nhân, có khi một gia đình, một tập thể ăn cùng một loại thức ăn đó, nó mang tính chất dịch tễ ảnh hưởng tới sức lao động, có khi còn lây lan thành dịch bệnh, nhất là trong mùa hè. Một số nhà ăn tập thể hay đám cưới sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo có thể làm nhiều người ngộ độc thức ăn cùng lúc cần phải xử trí như một thảm họa y tế với phác đồ cấp cứu được quy định tại bệnh viện.

Ngộ độc thực phẩm về cơ bản nguy hiểm cho sức khỏe do ăn đồ ăn bị ô nhiễm gây ra. Mức độ ngộ độc thức ăn tùy thuộc vào mức độ kém vệ sinh của thức ăn đó.

Đặc trưng của mùa nắng nóng là có nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao. Môi trường này là điều kiện rấ́t tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận.

VI / CÁCH PHÒNG BỆNH :

Để phòng tránh khỏi bị nhiễm độc, nên thực hiện tốt 10 lời khuyên sau đây:.

1. Lựa chọn và mua thực phẩm ở nơi càng gần nhà càng tốt, nên chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt...) đang còn sống, cử động được. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán... để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.

.2. Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch.

.3.  Nếu sử dụng củ Sắn (khoai mì) , cần chú ý phòng ngừa ngộ độc xyanua, Hàm lượng Xyanua cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi;  Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu.

.4.  Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi...

.5. Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật.

. 6. Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.

7. Các thực phẩm để dành, không để quá 4 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn.

.8. Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh; Giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 50C (410F); Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn.

. 9. Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ. .

.10. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn (date), có mùi  vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu, nổi nấm mốc.

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH HEN PHẾ QUẢN

    I.Đại cương: Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là bệnh mãn tính của phế quản.Bệnh gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho kéo dài từng cơn, nhất là vào ban đêm và sáng sớm. II.Nguyên nhân: – Vi khuẩn […]

  • BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

    I.Đại cương : Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. […]

  • BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

                                 BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH I.Đại cương: Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến hiện nay không chỉ ở người già và trung tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi do môi trường ô nhiễm và áp lực cuộc sống.  Rối loạn tiền đình gây ra do tổn thương hệ thần kinh ở các vùng tai, […]

  • BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    Đại cương   Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, nguyên nhân chính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng. Những rối […]

  • BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

          I.Đại Cương: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm […]