BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Hôm nay: 21-01-2025 11:10:38 AM

I.Đại cương:

Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là bệnh mãn tính của phế quản.Bệnh gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho kéo dài từng cơn, nhất là vào ban đêm và sáng sớm.

II.Nguyên nhân:

- Vi khuẩn

- Nấm

- Di truyền

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

- Nhiễm trùng hô hấp : viêm phổi,viêm xoang, viêm phế quản phổi…

- Thời tiết thay đổi

- Tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng :lông chó, lông mèo…

- Do tâm lý: căng thẳng, lo lắng

III. Triệu chứng :

Có hiện tượng thở khò khè thành tiếng, nhịp thở lúc nhanh, lúc chậm.

- Cơn ho kéo dài, đặc biệt là ban đêm và sáng sớm. Cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với không khí quá lạnh hoặc quá nóng.

- Co nặng ngực, khó thở và khó nói.

IV.Chẩn đoán :

  1. Chẩn đoán xác định:Dựa vào 4 yếu tố sau:

- Tiền sử bản thân, gia đình có bệnh dị ứng như chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng, hoặc đã được chẩn đoán hen.
- Cơn ho khò khè, khó thở, nặng ngực thường xuất hiện về đêm, tái phát nhiều lần nhất là khi có tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi dùng thuốc giãn phế quản thì cơn cải thiện hoặc hết cơn.
- Nghe phổi trong cơn khó thở có ran rít ran ngáy.
- Đo lưu lượng đỉnh (PEF)

  1. Chẩn đoán phân biệt:
    - Cơn hen tim: Tiền sử có bệnh tim, tiền sử có khó thở khi gắng sức (khác với khó thở do hen phế quản thường liên quan tới thời tiết, các yếu tố dị ứng), nghe phổi có ran ẩm thêm vào ran rít ran ngáy, đo huyết áp thường cao nhiều. Nếu chưa phân biệt được chắc chắn, khi xử trí nên dùng thuốc kích thích bê ta đường xịt hoặc khí dung, tránh dùng đường uống.
    - Tràn khí màng phổi: Không có tiền sử khó thở, nghe phổi không có ran rít ran ngáy, có hội chứng tràn khí ở một bên phổi.
    - Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tiền sử khó thở liên tục chứ không thành cơn, khó thở thường không bắt đầu từ nhỏ và thường nam giới nghiện thuốc lá nặng.
    - Viêm tiểu phế quản cấp: Thường kèm theo sốt, ho khạc đờm (hen phế quản ho thường là ho khan).
    - Dị vật đường hô hấp: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
  2. Điều trị:

Các loại thuốc có tác dụng giãn phế quản, chống viêm

- Thuốc hít corticosteroid chứa hoạt chất: Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.

- Thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài những hoạt chất: Formoterol, Salmeterol.

  1. Cách phòng bệnh:

-  Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên gây cơn hen như bụi, phấn hoa, lông súc vật, thuốc lá.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, tránh nơi môi trường ô nhiễm.

- Vệ sinh mũi họng, răng miệng, mặc ấm vào mùa đông, ăn uống đầy đủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

    I/ ĐẠI CƯƠNG :Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm […]

  • BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

    I.Đại cương : Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. […]

  • BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

                                 BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH I.Đại cương: Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến hiện nay không chỉ ở người già và trung tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi do môi trường ô nhiễm và áp lực cuộc sống.  Rối loạn tiền đình gây ra do tổn thương hệ thần kinh ở các vùng tai, […]

  • BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    Đại cương   Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, nguyên nhân chính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng. Những rối […]

  • BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

          I.Đại Cương: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm […]