BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Hôm nay: 21-01-2025 11:09:24 AM

                             BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

I.Đại cương:

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến hiện nay không chỉ ở người già và trung tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi do môi trường ô nhiễm áp lực cuộc sống

Rối loạn tiền đình gây ra do tổn thương hệ thần kinh ở các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần.

Rối loạn tiền đình thường chỉ diễn ra vài giờ hoặc vài ngày nhưng rất hay tái phát ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống.

  1. Nguyên nhân :

– Do Stress

– Ít vận động.

– Một số chức năng hệ thống tiền đình thoái hóa.

– Sử dụng chất kích thích và thức uống có cồn.

– Do virus gây viêm thần kinh sọ não số 8.

– Tự ý sử dụng thuốc không hỏi qua ý kiến Bác Sĩ.

III. Triệu chứng :

  • Thiếu máu não , rối loạn tuần hoàn não.
  • Rối lọa thần kinh
  • Chóng mặt hoa mắt đau đầu
  • Nôn ói , đổ mồ hôi
  • Mất thăng bằng đi không vững
  • Suy giảm trí nhớ , không tập trung

IV.Chẩn đoán:

  • Kiểm tra thính lực
  • Kiểm tra rung giật nhãn cầu
  • Chụp cộng hưởng từ có chất cản từ.
  1. Điều trị:

  - Thuốc làm giảm nội dịch

  - Thuốc giãn mao mạch

  - Thuốc tác dụng thần kinh thực vật

  - Thuốc chống chóng mặt

  - Thuốc an thần

  - Thuốc chống dị ứng, điều trị cơn chóng mặt

  1. Cách phòng bệnh:

- Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ.

- Hạn chế sử dụng máy tính.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

- Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.

- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

- Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý.

- Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.

- Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy; Cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng; Không ngồi liên tục quá lâu; Tránh thay đổi tư thế đột Không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; Tránh leo trèo cao; Không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

    I/ ĐẠI CƯƠNG :Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm […]

  • BỆNH HEN PHẾ QUẢN

    I.Đại cương: Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là bệnh mãn tính của phế quản.Bệnh gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho kéo dài từng cơn, nhất là vào ban đêm và sáng sớm. II.Nguyên nhân: – Vi khuẩn […]

  • BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

    I.Đại cương : Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. […]

  • BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    Đại cương   Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, nguyên nhân chính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng. Những rối […]

  • BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

          I.Đại Cương: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm […]