BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Hôm nay: 15-01-2025 5:23:31 PM
I.Đại Cương:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue. Một số triệu chứng sốt xuất huyết có thể nhận biết sớm như: sốt cao 40,5 độ, nhức đầu, ói mửa, phát ban.
Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em; nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.
- Nguyên Nhân:
Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
III. Triệu Chứng
1.Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ):
Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:
- Sốt cao, lên đến 40,5oC;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.
2.Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu:
Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
3.Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn).
Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.
III. Chuẩn đoán:
Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):
-Sốt xuất huyết Dengue:
+ Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày . Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da xung huyết, phát ban. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
+ Cận lâm sàng: Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm. Số lượng bạch cầu thường giảm.
-Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo:
+ Lâm sàng : Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. Gan to > 2 cm. Nôn nhiều. Xuất huyết niêm mạc. Tiểu ít.
+Cận lâm sàng:
Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng. Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng:
+ Suy tuần hoàn cấp
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue
+ Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
+ Suy thận cấp.
+ Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).
+ Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.
- Điều Trị:
Điều trị sốt xuất huyết Dengue
Điều trị triệu chứng: Nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol .
Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.
Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
- Có chỉ định truyền dịch: các dịch truyền Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%), dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)).
Điều trị xuất huyết nặng
- Truyền máu và các chế phẩm máu:
- Truyền tiểu cầu
- Truyền plasma tươi, tủa lạnh
- Cách phòng bệnh :
- Chưa có vacxin phòng bệnh , chưa có thước điều trị đặc hiệu
- Diệt muỗi lăng quăng bọ gậy
- Xoa thuốc chống muỗi đốt .
- Đậy kín lu , vại , dụng cụ chứa nước sinh hoạt , bể chứa
- Vệ sinh nhà ở
- Xửa lí rác thải
- Dùng các biện pháp chống muỗi : đốt hương và phun thuốc diệt muỗi .
- Báo với cơ quan y tế khi phát hiện nơi có bệnh sốt xuất huyết .