BỆNH VIÊM PHỔI

Hôm nay: 27-12-2024 2:33:37 AM

 

I / ĐẠI CƯƠNG

 Viêm phổi bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ, xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ.

II / TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi là:

- Ho nặng

- Sốt

- Ớn lạnh

- Khó thở

- Đau ngực tăng khi bạn thở sâu hoặc ho

- Đau đầu

- Chán ăn

- Mệt mỏi

- Buồn nôn và ói mửa.

III / CHẨN ĐOÁN

- Viêm phổi do vi khuẩn .

- Viêm phổi do virus .

- Viêm phổi do nấm .

- Viêm phổi do Mycoplasma .

IV / ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị viêm phổi sẽ tùy thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào và nguyên nhân gây bệnh.

  1. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn

Chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Khi áp dụng cách chữa này, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sỹ. Để tránh bị nhờn thuốc, bệnh nhân cần phải uống đầy đủ liều kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

  1. Viêm phổi do virus

Những bệnh nhân bị viêm phổi do virus uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bệnh sẽ được chữa giống như khi bị cúm là nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

  1. Viêm phổi do nấm

Chữa bằng thuốc chống nấm.

  1. Viêm phổi do mycoplasma

Cũng sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Cũng có trường hợp bệnh rất nhẹ không cần điều trị

 

  • Những loại thuốc điều trị viêm phổi

- Thuốc kháng sinh: Penixilin, sunphamit.

- Thuốc trị viêm phổi trong trường hợp nặng: Tiêm thuốc penixilin procain: Liều lượng người lớn: 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 400000 đơn vị. Tiêm ampixilin: Người lớn: 4 lần/ngày, 500mg/lần. Trẻ nhỏ tiêm liều bằng 1/2 – 1/4 lần người lớn.

- Hạ nhiệt và giảm đau: Dùng aspirin, axetaminophen.

Cho bệnh nhân viêm phổi uống nhiều nước, hít hơi nóng để dễ thở hơn.

  • Nếu bị thở rít:Sử dụng thuốc hen: teophylin, ephedrin.
  • Nếu bệnh nhân không ăn được: Ăn thức ăn lỏng.

V / TƯ VấN, GDSK PHÒNG BỆNH: Nhằm giúp cho con trẻ không bị viêm phổi,các bậc cha mẹ cần lưu ý:

            - Nơi ở phải đủ ánh sáng ,thoáng mát ,lưu thông khí tốt,ấm áp về mùa đông.Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ,cho súc miệng hàng ngày bằng nước ấm .Không hút thuốc ,đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

          - Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như : ho ,sốt, chảy nước mũi ,khó thở ,...và các rối loạn khác như tiêu chảy ,ăn kém , chậm tăng cân,...

            - Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt ,khi mang thai ,các bà mẹ phải khám thai đầy đủ , đảm bảo thai nhi phát triển tốt , có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protit , lipid , các loại vitamin , muối khoáng ...Nên cho trẻ bú mẹ ngay từ sau khi  sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn .

           - Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ Y Tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng.Nếu tiêm một số loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình,cần có sự hướng dẫn của cán bộ Y  Tế nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra .

- Lập sổ theo dõi sức khỏe , khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm gipups nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe , bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị , phòng bệnh tốt.

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH  SỐT  HUYẾT

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. […]

  • BỆNH  TAY  CHÂN  MIỆNG

    I/ ĐẠI CƯƠNG Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có […]

  • BỆNH  SỞI

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến […]

  • BỆNH THỦY ĐẬU

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. II/ NGUYÊN NHÂN: Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước […]

  • BỆNH QUAI BỊ

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có […]