CẬN THỊ
Hôm nay: 05-02-2025 11:45:03 AM
I.Đại cương:
1.Định nghĩa:
Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần trước mắt chứ không thấy vật ở xa.
2.Nguyên nhân:
- Thiếu ánh sáng khi đọc và viết.
- Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tự thế sai khi ngồi học( cúi gằm, nhìn gần).
- Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc truyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn.
- Yếu tố thể trạng: Trẻ gầy yếu, hay ốm đau dễ bị cận thị hơn trẻ khỏe mạnh. Cận thị có 2 loại chính:
+ Cận thị đơn thuần( cận thị học đường).
+ Cận thị tiến triển(cận thị do truyền).
- Triệu chứng:
- Nhìn không rõ chữ trên bảng, giảm thị lực nhìn xa.
- Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở xa.
- Đọc sách quá gần mắt.
- Hay mệt mỏi nhức đầu.
III. Chẩn đoán:
2M cận thị
- Điều trị:
Chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ tùy thuộc vào mức độ cận thị, có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.
- Phòng bệnh:
-Phải đủ ánh sáng,Chiếu sáng có 2 loại: chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo( hệ thống đèn điện)
- Dùng ánh sáng màu vàng khi học.
-Kích thước bàn ghế phải theo quy định .-
-Tư thế ngồi học đúng: học sinh ngồi thẳng, đầu hơi cúi 10-15 độ, mắt cách vở một khoẳng 30-35cm, khi viết không để đầu nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách.
-Chiều cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi.
- Hướng dẫn các em khi đọc sách cứ 40-45p lại nghỉ ngơi vài phút cho mắt thư giãn.
-Khi xem ti vi cần ngồi xa màn hình 3-4m, hạn chế chơi điện tử quá nhiều.
- Hằng ngày nên có thời gian thư giãn ở ngoài trời như chơi thể thao, đi dạo…
-Tăng cường chăm sóc nang cao sức khỏe cho các em bằng các chế độ ăn có chứa nhiều vitamin A, rất có lợi cho thị lực như cà chua, đu đủ, rau xanh …