CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Hôm nay: 22-01-2025 8:52:03 PM
I. Định nghĩa Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết tiết Insulin, về tác động của Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa Carbonhydrat, protid, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
II. Yếu tố nguy cơ
- Gia đình có người bị ĐTĐ
- > 45 tuổi
- Thừa cân, béo phì (VB: nữ >80cm, nam >90cm)
- Tiền ĐTĐ
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
- ĐTĐ thai kỳ, sinh con >4kg
- Lối sống tĩnh tại
Phân loại
Đái đường có 2 thể (type)
- Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng.
- Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.
III. Chế độ ăn cho người ĐTĐ
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
3.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn
- Nên có nhiều loại thực phẩm trong thực đơn
- Ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn/ngày, ăn chậm nhai kỹ
- Ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn để tránh bị hạ ĐH hoặc tăng ĐH sau ăn
- Bữa ăn phải có đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tránh hầm nhừ, xay nhuyễn hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao: chiên, nướng...tốt nhất là luộc
3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho người ĐTĐ
- Chất bột đường: 50 - 60%
- Chất đạm: 15% - 35% (1-1,5g/kg cân nặng/ngày)
- Chất béo: 15% - 35%
- Muối: < 6g/ngày; nếu có tăng HA, suy tim, suy thận Natri < 2300mg/ngày
- Chất xơ: 14 - 20g/ngày
- Nước uống: 1000ml cho 10kg đầu, 500ml cho 10 kg tiếp theo và 15 – 20ml/kg cho số kg còn lại.
- Vitamin & muối khoáng: không cần bổ sung nếu chế độ ăn cân đối
- Điều chỉnh 300 – 500kcal cho người gầy hoặc thừa cân, béo phì
3.3. Cách chọn lựa thực phẩm
3.3.1. Chỉ số đường huyết (GI)
- Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhua . Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường màu từ từ và thấp sau ăn
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm đường máu tăng nhanh và cao sau ăn.
- Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%), các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc còn nhiều chất xơ như gạo lức, bánh mì đen…Khi ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (56-69%) hoặc có chỉ số ĐH cao (>70%), cần phối hợp các thực phẩm có nhiều chất xơ
3.3.2. Chọn chất đạm
- Ưu tiên ăn các đạm cá, đạm thực vật như các loại hạt, đậu, nấm,....
- Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần
- Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ)
* Chú ý:
- Phụ nữ mang thai thêm 10 – 18g / ngày
- Phụ nữ cho con bú: 6 tháng đầu thêm 23g/ ngày; Các tháng sau thêm 16 – 19g / ngày
- Bệnh nhân phẫu thuật: 2 – 4g/kg/ngày
- Vận động viên tập luyện: 1,2 – 1,5 g/kg/ngày
- Suy thận < 0.8 g/kg/ngày (tùy mức độ suy thận)
3.3.3. Chất xơ
Hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ đều chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Điểm khác biệt giữa các loại thực phẩm này chính là tỷ lệ giữa hai loại chất xơ
+ Chất xơ hòa tan có đặc điểm mềm và dính, có thể hấp thụ nước và trở thành một chất dạng gel ở bên trong đường tiêu hóa.
+ Thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan: Yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, cà rốt, lúa mạch
+ Chất xơ không hòa tan là loại chất xơ không hòa tan trong nước và không bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột, đồng thời không được hấp thụ vào máu. Loại chất xơ này tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau xanh (Bột mì nguyên cám, cám lúa mì, đậu, súp lơ, đậu que, khoai tây)
- Gạo còn cám, lúa mạch, yến mạch
- Táo, chuối, dâu tây, ổi, mận,...
- Legume, các loại hạt
- Bông cải, hành tây, tỏi, cà rốt, mồng tơi, rau dền, rau đay, artichoke
⇒ Xơ tan có lợi, làm chậm hấp thu đường, phòng ngừa bệnh ĐTĐ
3.3.4. Hạn chế uống rượu, bia
- Số lượng khuyến cáo là: 1 cốc chuẩn/ngày
- 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh
IV.Cách ăn uống hợp lý
-
- Ổn định lượng bột đường mỗi bữa ăn
- Ổn định giờ ăn – phân bố bữa ăn hợp lý
- Thực phẩm đa dạng
V.Xây dựng bữa ăn hợp lý
-
- Chia 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ
- Bữa chính: đủ các nhóm thực phẩm (tinh bột, thịt/cá, rau, dầu)
- Bữa phụ: trái cây/ sữa không đường/ rau
VI.Chất tạo vị ngọt
- Không năng lượng:
Tên |
Độ ngọt tăng so với saccarose |
Dư vị |
Phá hủy bởi nhiệt độ cao |
Saccharin |
400 lần |
Kim loại |
|
Aspartam |
200 lần |
Không |
Có |
Steviosid |
300 lần |
|
Không |
- Năng lượng thấp:
Sorbitol, xylitol, mannitol, isomaltoz, fructose,..
VII. Hạn chế thức ăn
- Thức ăn nhiều cholesterol: Nội tạng động vât (gan, lòng,…), trứng…
- Thức ăn ngọt, béo: hamburger, khoai tây chiên, vịt quay,…
- Rượu bia
VIII. Kết luận
- Ăn uống hợp lý cân đối
- Ăn đa dạng thực phẩm
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả
- Tăng cường ăn cá, đậu đỗ
- Dùng thực phẩm còn nguyên hạt, vỏ
THỰC ĐƠN CHO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN THUẦN
(dùng cho người lớn 50-55 kg)
GIỜ ĂN |
THỨ 2-5 |
THỨ 3-6-CN |
THỨ 4-7 |
7h00 |
- Bánh canh thịt heo: Bánh canh 180g, thịt heo nạc 60g, củ cải 20g, cà rốt 20g, nấm rơm 40g, hành lá 1g - Dầu thực vật 5g, gia vị |
- Phở gà: Bánh phở 130g, thịt gà nạc 50g, hành tây 12g, hành lá+hành củ 8g - Dầu thực vật 7g, gia vị |
- Bánh ướt, chả lụa: Bánh ướt 100g, chả lụa 60g, dưa leo 30g, giá 50g, nước mắm pha |
11h00 |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Cá sốt cà: Cá 70g, cà chua 30g, hành củ+hành lá 2g - Canh bắp cải: Bắp cải 100g, thịt heo nạc 10g - Rau muống luộc 100g - Dầu thực vật 8g, gia vị |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Thịt kho tiêu: Thịt nạc băm 70g - Canh bầu: Bầu 100g, tôm 10g - Dưa leo 100g - Dầu thực vật 6g, gia vị |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Trứng chiên nấm: Trứng vịt 30g, thịt heo nạc 30g, nấm rơm 30g, hành lá 2g - Canh mướp mồng tơi: Mướp 60g, mồng tơi 40g, tôm 10g - Rau củ luộc: Su su 80g, cà rốt 20g - Dầu thực vật 4g, gia vị |
14h30 |
- Bưởi 100g |
- Ngũ cốc đái tháo đường 25g |
- Táo 100g |
17h30 |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Thịt kho đậu: Thịt heo nạc 60g, đậu phụ 30g - Canh cải ngọt: Cải ngọt 100g, thịt heo nạc 10g - Bầu luộc 100g - Dầu thực vật 5g, gia vị |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Thịt gà rô ti: Thịt gà 70g - Canh rau ngót: Rau ngót 30g, thịt heo nạc 10g - Bông cải luộc 100g - Dầu thực vật 8g, gia vị |
- Cơm 180g (1 chén đầy) - Cá kho tiêu: cá 70g, hành+tỏi 6g - Canh bí xanh: Bí xanh 100g, thịt heo nạc 10g - Rau dền luộc 100g - Dầu thực vật 4g, gia vị |
20h |
- Sữa đái tháo đường 200ml |
- Sữa đái tháo đường 200ml |
- Sữa đái tháo đường 200ml |
Khoa YTCC-DD&ATTP