KHÁM THAI

Hôm nay: 28-03-2024 11:30:02 AM

  1. ĐẠI CƯƠNG

 Khám thai là một hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản quan trọng và phong phú.  Nếu được quy trình khám thai thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung sẽ có hiệu quả cao đối với sức khỏe bà mẹ và thai nhi, giúp phát hiện sớm những nguy cơ, đề phòng và tránh được 5 tai biến sản khoa.

  1. NỘI DUNG KHÁM THAI
  2. Hỏi

1.1. Phần hành chính

1.2. Sức khỏe

- Hiện mắc bệnh gì, nếu có, mắc bện từ bao giờ, diễn tiến thế nào, đã điều trị gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đang dung thuốc gì.

- Mắc những bệnh gì

Tiến sử sản khoa (PARA):

- Với từng lần có thai:

+ Tuổi thai khi kết thúc (để biết đẻ non hay đủ tháng)

+ Nơi đẻ: bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rơi.

+ Thời gian chuyển dạ

+ Cách đẻ: thường, khó (kềm, giác hút, phẫu thuật lấy thai…)

+ Các bất thương: ra máu, tiền sản giật khi mang thai, ngôi bất thường, đẻ khó, thai dị dạng. băng huyết, nhiễm khuẩn

+ Cân nặng con khi đẻ

+ Giới tính con

+ Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết

Tiền sử phụ khoa:

- Có điều trị vô sinh, nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục, đốt cổ tử cung, các khối u phụ khoa, sa sinh dục, các phẫu thuật phụ khoa…

Các biện pháp tránh thai đã dùng:

Hỏi về lần có thai này:

- Chu kỳ kinh nguyệt có đều không và ngày đầu của kỳ kinh cuối

- Các triệu chứng nghén

- Các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng

- Mệt mỏi, uể oãi, đau đầu, ăn uống kém ngon (dấu hiệu thiếu máu)

- Nhưc đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mữa (dấu hiệu tiền sản giật)

1.3. Gia đình

1.4 Tiến sử hôn nhân

1.5. Dự tính ngày sinh theo ngày đầu của kỳ kinh cuối

- Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm (tốt nhất là trong 3 tháng đâuù của thai kỳ) để xác định tuổi.

- Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương

  1. Khám toàn thân
  2. Khám sản khoa

3.1. Ba tháng đầu

3.2. Ba tháng giữa

3.3. Ba tháng cuối

3.4. Đánh giá sức khỏe thai

  1. Các xét nghiệm cần thiết
  2. Tiêm phòng uốn ván
  3. Bổ sung viên sắt, acid folic

- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian mang thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày.

- Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng liều dự phòng lên liều điều trị 2-3 viên/ ngày.

- Việc bổ sung viên sắt, acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và bổ sung tiếp trong các lần khám thai sau.

  1. Giáo dục sức khỏe

7.1. Dinh dưỡng

- Chế độ ăn khi có thai

- Lượng tăng ít nhất ¼ (tăng số bữa ăn và lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa).

- Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi).

- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.

- Không hút thuốc lá, uống rượu

- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc

- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dung thuốc chống táo bón.

7.2. Chế độ làm việc khi có thai

- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).

- Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đẻ con tăng cân

- Không mang vác nặng trên đầu, trên vai

- Không để kiệt sức

- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao

- Không tiếp xúc các yếu tố độc hại

- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh

- Quan hệ tình dục thận trọng.

7.3. Vệ sinh khi có thai

- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.

- Mặc quần áo rộng và thoáng

- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hằng ngày

- Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng

- Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa

- Tránh bơm rữa trong âm đạo.

7.4.  Một số vấn đề tế nhị khác

- Kiêng sinh hoạt vợ chồng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì rất dể gây sẩy thai và đẻ non.Khi sinh hoạt vợ chồng  nên dùng bao cao su để không cho tinh dịch vào cổ tử cung và âm đạo. Vì trong tinh dịch có nồng độ prostaglandin cao, chất này dễ gây cơn go tử cung và mở cổ tử cung dễ gây đẻ non.

- Không nên đụng chạm và kích thích vú và đầu núm vú của thai phụ vì như thế sẽ gây ra cơn go tử cung nhiều và cũng dễ gây ra đẻ non

  1. Ghi chép sổ khám thai

- Nếu là khám thai lần đầu phải ghi đầy đủ các mục trong sổ khám thai

- Các lần khám sau ghi tất cả các mục đã hỏi và khám của lần khám đó

  1. Kết luận, dặn dò

- Thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai có bình thương hay không, tình trạng mẹ và thai phát triển như thế nào, cần lưu ý những điểm gì trong thời gian từ sau khi khám đến lần khám tiếp theo.

- Kê toa thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dung (nếu cần thiết).

- Dặn dò.

- Trước khi kết thúc cuộc khám, nên hỏi một số điều kết luận và dặn dò quan trọng để thai phụ nhắc lại xem họ có hiểu và nhớ đúng hay không.


Tin liên quan

  • DỌA SẨY THAI

    ĐẠI CƯƠNG Sẩy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Với khái niệm này, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g. NGUYÊN NHÂN – Bất thường tử cung […]

  • VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM

    ĐẠI CƯƠNG  75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm 1 lần trong đời. Yếu tố thuận lợi: dùng kháng sinh phổ rộng, kéo dài; gia tăng glycogen âm đạo: thai kỳ, tiểu đường, thuốc ngừa thai chứa estrogen liều cao; suy giảm miễn dịch; môi trường âm đạo ẩm ướt. NGUYÊN NHÂN Nấm […]

  • THAI HÀNH ( NÔN NGHÉN KHI CÓ THAI )

    ĐẠI CƯƠNG Buồn nôn và nôn trong thai kỳ xảy ra  ở khoảng 70-85% các trường hợp mang thai. Thời điểm khởi phát triệu chứng thường vào tuần lễ 5-6, nặng nhất tuần 9, 85-90%, thai phụ hết nghén trước 16 tuần. Tuy nhiên, 10-15% trường hợp đặc biệt thai phụ có triệu chứng kéo […]

  • RONG KINH RONG HUYẾT

    ĐẠI CƯƠNG 1. Kinh nguyệt Là xuất huyết âm đạo có chu kỳ, do lớp màng nội mạc tử cung tróc ra sau khi chịu tác dụng của nội tiết, xảy ra sau rụng trứng, có đặc điểm về thời gian, khoảng cách, lượng máu và triệu chứng đi kèm hầu như cố định với […]