MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ (P1)

Hôm nay: 22-12-2024 7:43:47 PM

 

  1. Vai trò và các yêu cầu của ăn bệnh lý (ăn điều trị)

- Ăn không những để giữ sức cho bệnh nhân, mà còn phải là một phương tiện điều trị. Ăn là một yếu tố điều trị chủ yếu trong một số bệnh. Ăn còn ảnh hưởng đến tiến triển của các bệnh, đến các cơ chế điều hòa, đến khả năng phản ứng và bảo vệ của cơ thể, ăn không những làm tăng hiệu lực của các phương tiện điều trị khác mà còn làm giảm tái phát trong các bệnh mạn tính.

- Ăn bắt buộc phải là một cái nền, một cái phông ở trên đó người thầy thuốc sẽ sử dụng các yếu tố điều trị khác và củng cố kết quả tích cực của các biện pháp điều trị khác.

Mặt khác, người thầy thuốc khi quyết định  liều lượng thuốc, chế độ lao động, thể dục... đều phải dựa vào tình hình thể lực của bệnh nhân và khả năng ăn uống của bệnh nhân. Hơn thế, phải coi thức ăn cũng như thuốc. Xác định nhu cầu dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm, cách thức chế biến để giữ được giá trị dinh dưỡng và tạo ra các món ăn ngon,hợp khẩu vị người bệnh, ấn định số lượng mỗi bữa ăn, số lần và giờ giấc cho ăn, đảm bảo ăn, tất cả đều phải được thực hiện nghiêm túc như một mệnh lệnh điều trị

- Ăn còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn phát triển kín đáo, ăn tốt có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Ăn còn là biện pháp để phòng các bệnh cấp tính khỏi trở thành mãn tính. Ăn điều trị sử dụng đều đặn sẽ làm giảm sự phát triển của bệnh mạn tính và đề phòng tái phát

Tóm lại, ăn điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp. Do đó, nơi nào không có tổ chức ăn điều trị thì nơi đó không thể có điều trị hợp lý được.

  1. Một số chế độ ăn bệnh lý

2.1. Chế độ ăn hạn chế năng lượng

Nguyên tắc: Đảm bảo đủ năng lượng để duy trì cân nặng đối với người có chỉ sô BMI bình thường. Đối với người thừa cân, béo phì thì cần giảm bớt năng lượng ăn vào ít hơn tiêu hao nhằm mục đích làm giảm cân nặng từng bước theo mức BMI 

Chỉ định: Bệnh nhân thừa cân, béo phì và các bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim mạch huyết áp, rối loạn lipid máu... có kèm theo thừa cân, béo phì.

2.2. Chế độ ăn giảm protein

Nguyên tắc áp dụng

+ Khi cơ thể không bài tiết được các chất đào thải của sự chuyển hóa protein

+ Khi protein trở thành chất độc của cơ thể

+ Khi protein không tiêu hóa được do rối loạn tiêu hóa

Chỉ định: Viêm cầu thận cấp, suy thận mạn, hôn mê gan, hội chứng toan trong đái tháo đường, viêm đại tràng, suy tụy.

2.3. Chế độ ăn tăng protein

Trong khẩu phần có trên 1,5 g protein/kg trọng lượng cơ thể, có khi lên tới 2-3 kg/ngày

Chỉ định: Xơ gan, viêm gan giai đoạn phục hồi, hội chứng thận hư, thiếu máu, nhiễm trùng mãn tính, trước và sau phẫu thuật, bỏng...

Chống chỉ định: urê máu cao do các nguyên nhân

2.4. Chế độ ăn hạn chế lipid

Chỉ định: thừa cân, béo phì, viêm túi mật, sỏi mật do cholesterol lắng đọng, rối loạn lipid máu, thận hư nhiễm mỡ

2.5. Chế độ ăn hạn chế muối

Trong cơ thể chỉ có nguyên tử Natri điều chỉnh sự phân phối nước, vì vậy chế độ ăn hạn chế muối thực chất là chế độ ăn hạn chế Natri

Có hai mức hạn chế:

+ Hạn chế muối tương đối: 1,25 – 2,5 g NaCl/ngày (tương đương 0,5 -1 g Na)

+ Hạn chế muối tuyệt đối: 0,5 – 1 g NaCl/ngày (tương đương 0,2 -0,4 g Na) 

Chỉ định: Suy tim, tăng huyết áp, các bệnh thận, xơ gan, phụ nữ có thai 3-6 tuần lễ cuối, các bệnh hạn chế nước.

2.6. Chế độ ăn hạn chế purin

Nguyên tắc:

+ Lượng protein ăn vào ở mức trung bình 0,8 g/ngày

+ Giới hạn chất béo < 20 % tổng calo khẩu phần

+ Tránh các bữa ăn quá nặng vào buổi tối

+ Không ăn các thực phẩm chứa > 150mg purin/100g. Hạn chế các thực phẩm chứa 50 -150mg purin/100g. Nên ăn các thực phẩm chứa < 50 mg purin/100g

Chỉ định: Bệnh Gout và các bệnh calci thận.

                                                                                                                                             Tổ Dinh Dưỡng


Tin liên quan