Nguyên nhân tê bì chân tay và cách chữa tê bì chân tay (xoa bóp, bấm huyệt) hiệu quả nhất

Hỏi đápDanh mục đơn: Hỏi đápNguyên nhân tê bì chân tay và cách chữa tê bì chân tay (xoa bóp, bấm huyệt) hiệu quả nhất
Tê bì chân tay là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người thường hay mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của người bệnh. Có rất nhiều cách chữa tê bì chân tay khác nhau để cải thiện các triệu chứng khó chịu này. Nếu chưa biết cách chữa bệnh tê bì chân tay như thế nào thì mọi người không nên bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.
  • Lý giải nguyên nhân tê bì chân tay do đâu và cách điều trị hiệu quả nhất
Tê bì chân tay là bị làm sao? Đại tá, bác sĩ CKII Nguyễn Bá Quế, nguyên Phó trưởng khoa khám bệnh Viện Y học cổ truyền Quân đội, Bộ Quốc phòng cho biết: là tình trạng chân, tay hoặc cả chân lẫn tay đều không có cảm giác đau và không cảm nhận được những cảm giác như nóng hay lạnh ngoài da khi có phản xạ tự nhiên của cơ thể. Trái lại, khi bị tê bì chân tay, người bệnh có biểu hiện râm ran ở bàn tay, bàn chân hoặc cả cánh tay, cẳng chân, giống như có kiến bò, tê ngứa rất khó chịu. Nếu bị nặng, người bệnh sẽ không còn cảm giác. Tê bì chân tay khi mang thai, tê bì chân tay ở người già là hiện tượng phổ biến nhưng người trẻ ngồi lâu trong văn phòng cũng là đối tượng hay bị tê bì chân tay do ít vận động. Đây là tình trạng rất phổ biến trong cộng đồng, và tê bì chân tay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là triệu chứng tạm thời nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác mà người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan hay xem nhẹ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu từ Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, triệu chứng tê bì chân tay kèm theo cảm giác đau nhức và mỏi trong xương xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó trên 70% trường hợp bệnh nhân bị tê bì chân tay là do các bệnh lý nguy hiểm như:
  • Thoái hóa cột sống: tình trạng thoái hóa khiến sụn khớp bị bào mòn gây cọ xát với rễ thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì chân tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm thoát bị ra khỏi bao xơ sẽ gây chèn ép rễ thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay và hai chân, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Thoái hóa khớp: Tê bì chân tay là bệnh gì? Các khớp tay, khớp chân, khớp đầu gối, khớp háng bị thoái hóa dẫn đến bào mòn và gây ra những tổn thương, hạn chế vận động và làm xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì? Tình trạng các khớp tay khớp chân bị viêm gây triệu chứng sưng đỏ, tê bì và đau nhức. Đặc biệt sau khi người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ người bệnh sẽ bị đau hoặc tê kèm theo triệu chứng cứng khớp.
  • Xơ vữa mạch máu: Tình trạng xơ vữa mạch máu gây hẹp lòng mạch máu, chèn ép rễ thần kinh chạy qua gây tê bì tay chân.
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, ngã, làm việc nặng nhọc dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên dẫn đến tê bì chân tay, hạn chế vận động.
Ngoài ra, tình trạng tê bì chân tay còn bị gây ra bởi các nguyên nhân khác như viêm ống sống, đa xơ cứng, viêm đa rễ thần kinh,…sinh hoạt sai tư thế, đặc trưng công việc khuân vác nặng, do ảnh hưởng của thời tiết, stress căng thẳng, hoặc tác dụng phụ của thuốc. Việc sớm phát hiện ra các nguyên nhân gây tê bì chân tay là cách tốt nhất để người bệnh có biện pháp khắc phục hậu quả của triệu chứng này.
  • Một số cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả
Để cải thiện các triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa tê bì chân tay tại nhà như:
  • Chườm nóng: Dùng túi sưởi hoặc khăn ấm đắp trực tiếp lên vùng tay chân bị tê bì. Dưới tác dụng của nhiệt nóng sẽ giúp mạch máu giãn nở và lưu thông tốt hơn, từ đó giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tắm nước ấm: Ngoài cách chườm nóng, khi bị tê bì chân tay thì cách chữa tê bì chân tay tại nhà hiệu quả khác là người bệnh hãy tắm và ngâm mình trong nước ấm khoảng 30 phút. Nhiệt độ ấm của nước tắm sẽ giúp thư giãn gân cơ và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn cũng có thể cho thêm một chút tinh dầu vào nước tắm để thư giãn và tăng hiệu quả trị tê bì chân tay.
  • Cách chữa tê bì chân tay bằng gừng: Trong gừng tươi có chứa hoạt chất shogaol Gingerol, zingiberene hay gingerol có tác dụng làm giãn mạch máu, kích thích lưu thông tuần hoàn máu tới tay chân từ đó giảm các triệu chứng tê bì chân tay.
Cách thực hiện rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 100g gừng đem giã nát cho vào đun sôi kỹ với 1 lít nước và 1 ít muối sau đó đổ ra chậu, chờ cho nước nguội bót thì ngâm chân và tay vào, thực hiện ngày 1 lần trước khi đi ngủ giúp làm ấm chân tay, dễ ngủ và giảm tê bì.
  • Cách chữa tê bì chân tay bằng lá ngải cứu: Trong lá ngải cứu có các hoạt chất giúp làm ấm, giãn nở mạch máu, cơ khớp, giảm tê bì hiệu quả.
Đem lá ngải cứu và 1 ít muối hột cho vào chậu nước nóng, chờ lá ngải mềm ra thì lấy đắp vào phần tay chân bị tê. Sử dụng 1-2 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả.  
  • Điều chỉnh tư thế: Thói quen duy trì các tư thế xấu như ngồi lâu một chỗ, ngồi bắt chéo chân, tì một bên người lên cánh tay sẽ làm cho mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép, giảm tuần hoàn máu đến các chi gây đau nhức tê bì.
Vì vậy, cách chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất trong trường hợp này là cần thay đổi các tư thế ngồi và hoạt động cho đúng, tránh kê tay dưới đầu, giữ cột sống lưng thẳng khi ngồi, thỉnh thoảng cần thay đổi tư thế, tránh duy trì 1 tư thế trong thời gian quá lâu. Phụ nữ nên chịu khó đi lại vận động và tránh đi giày cao gót.
  • Thường xuyên vận động: tích cực vận động, thường xuyên tập thể dục với các động tác nâng cơ ở cả chân và tay như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe…để kích thích quá trình tuần hoàn và lưu thông máu là cách chữa tê bì chân tay hiệu quả.
Lưu ý: Các cách chữa tê bì chân tay tại nhà chỉ có hiệu quả và áp dụng được đối với các trường hợp người bệnh bị tê bì chân tay cơ học. Còn đối với các trường hợp bệnh nhân bị tê bì chân tay do nguyên nhân bệnh lý gây ra thì các biện pháp chữa bệnh tại nhà chỉ giúp giảm đau chứ không thể điều trị dứt điểm tận gốc được.
  • Tê bì chân tay khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Tê bì chân tay có thể là hiện tượng đau cơ học do vận động sai tư thế hoặc làm việc nặng trong thời gian dài chúng ta cần nghỉ ngơi hợp lý thì hiện tượng tê bì chân tay sẽ giảm dần. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng biểu hiện sau thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có cách chữa tê bì chân tay một cách hiệu quả.
  • Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống cánh tay gây tê bì
  • Tê dị cảm mặt lan xuống cánh tay
  • Tê tay chân theo kiểu bị châm chích, bỏng rát
  • Tay chân mất cảm giác
  • Tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân, hạn chế vận động
  • Thường xuyên bị chuột rút co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ trong xương
  • Bị tê bì chân tay kéo dài từ 6 tuần trở lên
  • Tê tay chân kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác
  • Hay quên, suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn
  • Hoa mắt, chóng mặt, không kiểm soát được bàng quang và ruột
  • Đau đầu dữ dội, khó thở, co giật
Khi có từ 2-3 dấu hiệu bất thường nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay tại Hà Nội, Trung tâm y học cổ truyền Bách Niên Y Hòa Đường là địa chỉ uy tín chuyên khám và điều trị các bệnh lý xương khớp, tê bì chân tay bằng phương pháp Y học cổ truyền uy tín và chất lượng nhất. Theo Y học cổ truyền, tê bì chân tay là do khí huyết kém lưu thông dẫn đến chèn ép gây tê bì. Vì vậy, để giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh và mạch máu gây tê bì thì chúng ta phải làm thông kinh mạch, để khí và huyết được lưu thông thuận lợi. Các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền tại Trung tâm y học cổ truyền Bách Niên Y Hòa Đường đã nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp trong Y học cổ truyền điều trị thành công tình trạng tê bì chân tay cho vô số bệnh nhân, giúp cải thiện và điều trị các bệnh lý về xương khớp triệt để tận gốc. Cụ thể là tùy theo tình trạng tê bì chân tay ở từng người mà bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các kỹ thuật, cách chữa tê bì chân tay trong Y học cổ truyền như:
  • 1/ Phương pháp châm cứu 
Bác sĩ sẽ sử dụng kim châm cứu tác động trực tiếp lên vùng huyệt vị của tay, chân bị tê nhằm khai thông huyệt đạo, kích thích cơ thể giải phóng các chất endorphin và serotonin để làm giảm cảm giác khó chịu, tăng khả năng lưu thông máu, giảm đau và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình châm cứu, bác sĩ sẽ sử dụng ngải cứu hơ nóng lên vùng kim châm nhằm nâng cao hiệu quả trị tê bì chân tay.
  • 2/ Phương pháp xoa bóp bấm huyệt 
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không thể thiếu trong Y học cổ truyền nhưng đã được các bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm y học cổ truyền Bách Niên Y Hòa Đường vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong điều trị bệnh tê bì chân tay cho bệnh nhân bị mắc các bệnh về xương khớp và lưu thông máu kém một cách hiệu quả.
  • Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón, hoặc dùng các ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau. 
- Vị trí áp dụng: Vùng cổ gáy, vai, lưng, mông và tứ chi, những vùng có nhiều cơ  - Tác dụng: Hoạt huyết thư cân, giảm đau giải cơ, làm mềm khớp - Chỉ định: Các chứng đau nhức do phong thấp, tê bì, nhược cơ liệt cơ, hạn chế vận động
  • Vê: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng
- Vị trí áp dụng: Ngón tay, ngón chân, các khớp nhỏ - Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, khứ ư, làm trơn khớp  - Chỉ định: Viêm khớp dạng thấp, tổn thương khớp ở ngón tay ngón chân, chữa tê bì chân tay.
  • Phát: Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay để phát. 
- Vị trí áp dụng: Vai, lưng trên, lưng dưới, mé đùi ngoài, bắp chân… - Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, mềm gân cơ, thông kinh hoạt lạc  - Chỉ định: Chữa tê bì chân tay, các chứng đau nhức do phong thấp, tê bì nặng, cơ co rút
  • Rung: Điều trị tê bì chân tay, người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng, hai cổ tay thầy thuốc nắm lấy tay người bệnh và hơi kéo căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. 
- Vị trí áp dụng: Tứ chi, chủ yếu là tay  - Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, thông khí huyết, giãn gân cơ, làm trơn khớp  - Chỉ định: Đau nhức vùng vai cánh tay, đau nhức vùng đùi và lưng
  • Miết: điều trị tê bì chân tay dùng vân ngón tay cái hoặc lòng bàn tay, gốc bàn tay miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo 1 hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải hoặc sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. 
- Vị trí áp dụng: Tứ chi, đầu mặt, vùng vai, lưng, bụng - Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, giãn gân cơ, hoạt huyết giảm sưng tấy, giảm đau, giảm đầy trướng bụng, miết vùng mặt giúp khai khiếu tỉnh thần, sáng mắt, thư giãn đầu óc - Chỉ định: Đau cổ vai gáy, đau lưng đùi, hiện tượng tê bì chân tay, trướng bụng, táo bón, đau do phong thấp. Vùng đầu mặt có thể điều trị đau đầu, mất ngủ, cận thị, cảm mạo… Việc kết hợp các cách chữa tê bì chân tay trong xoa bóp bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương, người bệnh sẽ cảm thấy được thư giãn và dễ chịu, giảm tình trạng co cứng gân cơ và dây thần kinh, từ đó khắc phục tối đa tình trạng chân tay tê bì. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức về cách chữa tê bì chân tay, và nắm được bệnh tê bì chân tay là gì để có biện pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Nếu còn có thắc mắc gì thêm về cách điều trị tê bì chân tay, xin vui lòng chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, hoặc gọi điện thoại đến số hotline 0965.973.845 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí. Xem thêm: