THỂ DỤC QUÁ MỨC CÓ THỂ KHÔNG TĂNG THÊM LỢI ÍCH TRÊN TIM MẠCH VÀ TUỔI THỌ

Hôm nay: 24-01-2025 2:58:03 AM

           Hoạt động thể chất từng là một yêu cầu cho sự sống còn, nhưng bây giờ nhiều người phải dành thời gian hoặc cố gắng bố trí nó vào lịch trình của họ, mà nó thường bị lấp đầy bởi các công việc ít vận động và đi lại. Trong nhiều trường hợp, người ta cần phải tăng mức độ hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe của họ, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân có hoạt động quá nhiều có thể phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe do việc tập thể dục một cách cực đoan. "Chúng tôi cần phải xem xét khả năng rằng tập thể dục là thuốc và nó có thể có thể quá liều," Tiến sỹ Paul D. Thompson, Trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Hartford nói.

          Hướng dẫn hoạt động thể chất chỉ ra rằng người lớn nên thể dục ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải hoặc 75 phút  cường độ mạnh hàng tuần. Những người thực hiện nhiều hơn mức vận động thấp nhất thì có thêm lợi ích, nhưng liều > 100 phút mỗi ngày dường như không làm giảm thêm tỷ lệ tử vong. Xu hướng tương tự áp dụng cho hoạt động thể lực nhiều hơn nữa. "Những lợi ích của hoạt động thể lực mạnh được thấy ở liều thấp và người ta không nhận thêm nhiều lợi ích hơn nữa khi lượng hoạt động thể lực mạnh tăng lên khoảng 8-10 phút một ngày", TS Thompson nói.

          Mặc dù tập thể dục cường độ cao chỉ đem lại các lợi  ích trên tim mạch và kéo dài tuổi thọ ở liều ngắn, nó còn có thể cải thiện phong độ và đốt cháy calo một cách nhanh chóng. Các yếu tố đó là hữu ích để vận động viên tham gia cuộc thi đấu và cho sự duy trì hoặc giảm cân nặng. "Không có lý do gì để ngăn cản động cơ này, nhưng chúng ta nên cho bệnh nhân biết rằng có vẻ là không có lợi ích thực sự lên tim mạch sau tăng lên đôi chút tập thể dục". Tiến sỹ Aaron Baggish, Phó Giám đốc Chương trình Hiệu suất tim mạch tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa ở Boston, Massachusetts cho biết .

          Các nghiên cứu đã liên kết không chỉ về hoạt động thể chất với giảm nguy cơ tim mạch, mà còn cả đái tháo đường, ung thư, bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, nhiều người hoạt động rất mạnh vẫn bị một số bệnh ở trên. "Một trong những sai lầm mà chúng ta - với tư cách là các nhà tim mạch học học - mắc phải là nghĩ rằng các vận động viên khỏe mạnh miễn nhiễm với vấn đề sức khỏe," TS Baggish nói. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy tập thể dục cường độ cao có thể gây ra hoặc thúc đẩy xơ vữa động mạch vành, tổn thương cơ tim và làm tăng nguy cơ đột tử do tim, mặc dù nhiều nghiên cứu này được dựa trên dấu ấn sinh học của tim (cardiac biomarkers)  chứ không phải là kết cục trên bệnh nhân. "Chúng ta đều biết rằng, nhịp tim chậm hơn và buồng tim lớn hơn ở những vận động viên, và chúng tôi cho rằng điều này là tốt, nhưng tăng kích thước nhĩ  trái có thể làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ", TS Thompson nói.

          Rất khó khăn để có được nhận thức về những tác động bất lợi tiềm năng của tập thể dục cường độ cao trên tim,  vì hầu hết các nghiên cứu dựa vào mẫu nghiên cứu bao gồm các cá nhân tập thể dục ở mức độ quá mức theo các khuyến cáo hoạt động thể chất. Có dữ liệu để khuyến nghị rằng mức tăng của mô sẹo trong tim của các cựu vận động viên sức bền có thể biểu thị một khuynh hướng tăng rối loạn nhịp tim gây tử vong. Nhưng các nghiên cứu dựa trên số lượng rất nhỏ hoặc trong một nhóm có lựa chọn của vận động viên đã than phiền với các triệu chứng đáng ngại hoặc bị ngừng tim và do đó không nhất thiết đại diện của tất cả các vận động viên sức bền. Điều này cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này.

          Có thể có nhiều lý do để một người tập thể dục ở cường độ cao, nhưng đạt được sức khỏe tối ưu thì không phải là tất cả trong số họ. Bệnh nhân chọn lối sống này cần được khuyến khích bởi các bác sĩ của họ, nhưng cũng cần được tư vấn về nguy cơ và lợi ích trên tim mạch.

                                                                                                              BS Trần Hưng Minh - TTYT Thanh Khê

Theo Circulation. 2016;134:833–834. DOI: 10.1161/CIRCULATIONAHA.116.024716


Tin liên quan

  • Số điện thoại hỗ trợ cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn quận Thanh Khê

    Trung tâm Y tế quận Thanh Khê xin thông báo số điện thoại hỗ trợ cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn quận Thanh Khê Hướng dẫn Cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng  

  • Bệnh ho gà và cách phòng chống

      Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây nên. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, thở rít vào được gọi là ho gà.Bệnh có nhiều biến chứng. […]

  • Quy trình rửa tay thường quy của Bộ y tế

               Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vaccine tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh […]

  • Tuổi mọc răng và thay răng sữa của trẻ

           Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.        Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn […]

  • NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG NHA KHOA

    Tôi có bị đau khi phục hình răng giả không? Trả lời:  Thông thường bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở vùng nướu quanh phục hình cầu và mão răng. Nhạy cảm với áp lực và nhiệt độ đôi khi xảy ra một vài ngày điều trị. Đừng ngần ngại gọi ngay cho nha […]