Triển khai công tác ứng phó với bão số 10

Hôm nay: 22-12-2024 5:35:07 PM

Kính gửi : Các đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế quận Thanh Khê

I.TIN CƠN BÃO SỐ 10

Theo tin từ trung tâm  Dự báo Khí Tượng Thủy Văn Trung ương

Lúc 4h sáng nay,  vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 đến 100 km/giờ), giật cấp 13.

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh hơn với vận tốc khoảng 20km/h và tiếp tục mạnh lên. Đến 22h tối nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Từ chiều tối, đêm mai, bão số 10 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, vùng có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 từ Nghệ An - Quảng Bình. Ảnh: NCHMF

Từ chiều tối, đêm mai, bão số 10 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, vùng có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 từ Nghệ An - Quảng Bình. Ảnh: NCHMF

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 10h ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

Đến chiều tối, đêm mai, bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền nước ta, ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Nghệ An - Quảng Bình với gió mạnh cấp 11-12, giật 15.

Do ảnh hưởng của bão, ngay từ chiều mai, khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão; gió bão mạnh cấp 9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): trong khoảng từ 13,0 độ Vĩ Bắc đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Đặc biệt, từ gần sáng mai, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 11; từ trưa và chiều ngày 15/9 tăng lên cấp 9-10, riêng vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị (bao gồm cả đảo Hòn Ngư) có gió bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Sóng vùng tâm bão lên tới 10m, vùng ven bờ 5-6m.

Các tỉnh ven biển từ Hải Phòng - Quảng Bình nước dâng do bão có khả năng cao 1m, riêng khu vực ven biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh khoảng 2m.

 Cấp độ rủi ro thiên tai bão vùng biển ven bờ khu vực Nghệ An đến Quảng Bình: cấp 4. Cấp độ rủi ro thiên tai bão vùng biển ven bờ các khu vực khác: cấp 3.

Trên đất liền, từ chiều mai, các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 11-12, giật cấp 15, cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 4.

Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng: cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Bão số 10 sẽ gây mưa cực lớn từ gần sáng mai đến hết ngày 16/9 cho các tỉnh miền Trung, trong đó các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Thanh Hóa mưa to đến rất to (100-300mm/đợt), riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm; các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La (50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm).

II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BÃO

Để chủ động ứng phó với bão số 10, Giám đốc Trung tâm Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

1)  Rà soát lại cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn điện, các thiết bị điện và các phương tiện cấp cứu, cứu hộ:

      Rút các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng hoặc khi đang có giông, bão; đảm bảo an toàn các chốt cửa, cửa kính; triển khai các biện pháp chống ướt hồ sơ, thuốc, vật tư thiết bị y tế.

      Đảm bảo hệ thống thông tin và các phương tiện hỗ trợ cấp cứu như: băng ca, đèn pin, áo mưa...

2)  Chủ động sẵn sàng nhân lực, vật tư, hóa chất, cơ số thuốc phòng chống lụt bão; Tổ chức trực 24/24, trưởng các tua trực chủ động, chịu trách nhiệm điều phối nhân lực trong tua trực, đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh; sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân do ảnh hưởng của bão gây ra.

3)  Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của mưa bão, triển khai “phương châm bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

4)  Báo cáo tình hình kết quả triển khai và giám sát mưa bão về số điện thoại 05116256179 hoặc 0906428953 vào 09 giờ và 16 giờ hằng ngày. Khi có trường hợp cần thiết khác có thể gọi số điện thoại đường dây nóng hoặc số điện thoại của trực lãnh đạo Trung tâm y tế

Nhận được công văn này yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện./.

Nội dung công văn

cv-237-TTYT-chudongtrienkhaicongtacungphovoibaoso10_2017.signed1


Tin liên quan