VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Hôm nay: 27-12-2024 2:54:54 AM
- ĐỊNH NGHĨA:
– Vết thương phần mềm là vết thương tổn thương các mô mềm bao gồm da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ.
– Vết thương phần mềm đặc biệt có thể kèm tổn thương đứt gân, đứt thần kinh, đứt mạch máu.
– Trong phạm vi bài này không đề cập vết thương do động vật cắn. - CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
1.1. Hỏi bệnh:
– Cơ chế chấn thương.
– Thời gian chấn thương.
– Môi trường tiếp xúc vết thương.
– Diễn tiến, xử trí ban đầu.
1.2. Khám:
– Khám toàn diện tìm dấu hiệu cấp cứu, nhiễm trùng nhiễm độc.
– Khi thăm khám và chẩn đoán cần ghi nhận: vị trí, kích thước, bờ mép, độ sâu, các tổn thương thấy được trong vết thương.
– Khám kỹ nhất là các vết thương sắc gọn, dập nát để tìm các dấu chứng tổn thương mạch máu (bắt mạch ngoại vi và mạch trung tâm chi phối vùng tổn thương), thần kinh (vận động và cảm giác), gân cơ…
– Nếu bệnh nhân đến muộn sau 6 – 12 giờ phải mô tả sự viêm tấy, dịch xuất tiết, mùi và khám hạch vùng gốc chi.
– Vết thương hỏa khí: xác định lỗ đạn vào và lỗ đạn ra.
1.3. Phân loại:
1.3.1. Phân loại theo nguy cơ nhiễm trùng:
– Nguy cơ nhiễm trùng cao: Môi trường tiếp xúc vết thương dơ, vết thương sâu rộng, có dị vật như sình bùn, cát bụi, hỏa khí.
– Nguy cơ nhiễm trùng thấp: Môi trường tiếp xúc vết thương tương đối sạch, vết thương nhỏ và nông, không dị vật.
1.3.2. Phân loại theo mức độ tổn thương:
– Vết thương đơn giản: Chỉ tổn thương da và mô dưới da, không tổn thương gân, cơ, xương và thần kinh mạch máu.
– Vết thương phức tạp: Tổn thương dập nát, mất mô nhiều, tổn thương giải phẫu phức tạp, có thể có tổn thương gân, cơ, xương và thần kinh mạch máu.
2. Cận lâm sàng
– X quang: khi nghi ngờ tổn thương xương, dị vật.
– Siêu âm Doppler mạch máu: khi nghi ngờ tổn thương mạch máu.
– Cấy dịch vết thương: đối với các vết thương lớn, dập nát nhiều để điều trị theo kháng sinh đồ sau này.
3. Chẩn đoán:Vết thương, phân loại, vị trí, nguyên nhân, nguy cơ nhiễm trùng, thời gian, tổn thương đặc biệt kèm theo nếu có.
Ví dụ: Vết thương phức tạp cổ tay (T) do kiếng cắt, nguy cơ nhiễm trùng cao giờ thứ 12, theo dõi đứt bó mạch thần kinh quay.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
– Xử trí cấp cứu.
– Điều trị đặc hiệu.
– Phục hồi chức năng.
2. Xử trí cấp cứu
– Xử trí cấp cứu theo ABC.
– Sơ cứu ban đầu: băng ép, không rút dị vật, nẹp cố định.
3. Điều trị đặc hiệu:
3.1. Nội trú:
3.1.1. Chỉ định nhập viện:
– Vết thương nguy cơ nhiễm trùng cao.
– Vết thương đặc biệt.
– Vết thương có kèm chấn thương nội tạng.
– Không thực hiện được cắt lọc hay khâu vết thương tại phòng tiểu phẫu.
3.1.2. Phương pháp điều trị:
3.1.2.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật
– Paracetamol 10 – 15mg/kg TTM.
– Kháng sinh: Vết thương nguy cơ nhiễm trùng cao: Cephazolin hoặc Cefoxitin.
– Tổng phân tích tế bào máu bằng laser, chức năng đông máu.
3.1.2.2. Mổ cắt lọc, dẫn lưu, để hở da khi có nguy cơ nhiễm trùng cao.
3.1.2.3. Phục hồi thương tổn: Tùy mô tổn thương da, mạch máu, thần kinh, gân, xương: điều trị theo chuyên khoa.
3.2. Ngoại trú:
3.2.1. Chỉ định: Vết thương nguy cơ nhiễm trùng thấp, thương tổn đơn giản.
3.2.2. Phương pháp điều trị:
– Gây tê.
– Cắt lọc, khâu vết thương, dẫn lưu.
– Rửa vết thương hằng ngày tại cơ sở y tế.
– Kháng sinh uống: Cephalosporin thế hệ I, Macrolide.
– Thuốc giảm đau, giảm phù nề : Paracetamol hoặc Ibuprofen.
– Cắt chỉ sau 7 – 10 ngày.
4. Chỉ định tiêm ngừa uốn ván theo bảng sau:
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân
*Khi nằm viện:
-Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà tuân thủ nội quy khoa phòng.
-Thực hiện đúng các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ trong dùng thuốc và chăm sóc vết thương để có hiệu quả tích cực.
-Giữ gìn vệ sinh vết thương sạch sẽ và khô thoáng
-Chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng để nhanh hồi phục bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm,vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng,hạn chế các loại thực phẩm có hại như: thức ăn nhiều dầu mỡ,các chất kích thích như café,thuốc lá,rượu bia…làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị và chăm sóc.
-Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý,tránh vận động mạnh gây tác động lên vết thương.
-Giải thích cho bệnh nhân những biến chứng có thể gặp
*Khi ra viện:
-Vệ sinh vết thương cũng như kiểm tra tình trạng vết thương 1 cách thường xuyên, bệnh nhân nên vệ sinh và thay băng vết thương mỗi ngày theo hướng dẫn,đồng thời kiểm tra vết thương có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như:đỏ lên,sưng tấy hay chảy nước… hay không.Nếu có bất thường người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.
-Tuyệt đối không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng cho người bệnh.
-Chú trọng chế độ ăn uống,nghỉ ngơi tăng cường sức đề kháng
-Nếu có bất thường người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.
IV.Cách phòng bệnh tại nhà,cộng đồng.
-Chủ động phòng trách té ngã:thận trọng trong khi tham gia giao thông,trong lao động sản xuất,sinh hoạt.