VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN

Hôm nay: 26-12-2024 10:39:20 PM

  1.Định nghĩa:

Viêm giác mạc là một tổn thương viêm của giác mạc. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn là bệnh mắt phổ biến ở các nước đang phát triển. Đây là một bệnh nặng. Các triệu chứng tiến triển nhanh và rầm rộ, đòi hỏi phải điều trị sớm ngay từ đầu, điều trị tích cực, nếu không sẽ để lại biến chứng trầm trọng như thủng giác mạc, giảm thị lực nặng nề, thậm chí với những trường hợp nặng phải bỏ nhãn cầu

  1. Nguyên nhân:

-Bệnh thường sau chấn thương gây xước, trợt giác mạc, đặc biệt là gây ra do thực vật như thóc, lá lúa, lá cây.

- Tổn thương biểu mô giác mạc do biến chứng của bệnh mắt hột, khô mắt do thiếu vitamin, liệt thần kinh VII ngoại biên mắt nhắm không kín, đeo kính tiếp xúc thường xuyên.

  3.Triệu chứng :

-Triệu chứng cơ năng:

+ Đau nhức mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.

+ Nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng.

-Triệu chứng thực thể:

+ Kết mạc cương tụ rìa.

-Trên giác mạc có một ổ loét ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn. Khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử nhiều sẽ có màu vàng xanh.

+ Giác mạc xung quanh ổ loét bị thẩm lậu

+ Mống mắt cũng có thể bị phù nề, mất sắc bóng. Đồng tử thường co nhỏ, có thể dính vào mắt trước thể thủy tính, tuy nhiên khó quan sát.

  4.Chẩn Đoán :

Chẩn đoán xác định :

- Ổ loét giác mạc có đặc điểm bờ nham nhở đáy thường phủ lớp hoại tử bẩn , giác mạc xung quanh thâm lậu nhiều .

- Xét nghiệm vi sinh chất nạo ổ loét tìm thấy vi khuẩn.

Chẩn đoán phân biệt:

- Loét giác mạc do nấm.

- Loét giác mạc do virus herpes.

- Loét giác mạc do amip.

  5.Điều trị:

-Thuốc tra mắt:

+ Nếu do vi khuẩn gram (-): Tobramycin 0,3% hoặc levofloxacin 0,5%.

+ Nếu do vi khuẩn gram (+): oflocxacin 0,3% hoặc moxifloxacin 0,5% hoặc gatifloxacin 0,5%.

- Thuốc uống: có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau

+ Cefuroxime axetil 250mg

+ Ofloxacin 0,2g

+Truyền rửa mắt liên tục trong những trường hợp nặng bằng kháng sinh

 

-Điều trị phối hợp:

+Chống viêm non-steroid: Tra mắt: dung dịch indomethacine 0,1% tra mắt 4 lần/ngày.

+Giãn đồng tử, liệt cơ mi: Dùng atropin 1-4%tra mắt 2 lần  mỗi ngày.

Nếu đồng tử không giãn phải tiêm tách dính mống mắt .

-Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ và toàn thân.

- Hạ nhãn áp: khi loét giác mạc gây tăng nhãn áp, loét dọa thủng hoặc thủng.

-Tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc:

-Chống chỉ định tuyệt đối dùng corticoid trong giai đoạn ổ loét đang tiến triển.

 

  1. Phòng bệnh:

-Luôn giữ gìn mắt sạch sẽ, tránh những sang chấn vào mắt.

-Khi bị chấn thương trên giác mạc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời bằng các kháng sinh tra mắt để phòng biến chứng viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

-Cần phải điều trị các bệnh mắt là yếu tố thuận lợi gây viêm loét giác mạc: lông quặm, lông xiêu, hở mi,…

 

 

 

 

 

.

 


Tin liên quan

  • VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ NHÀY  

      Đại cương – Đây là viêm tai không nguy hiểm. Bệnh tích chỉ khu trú ở niêm mạc. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là tình trạng chảy mủ ở tai kéo dài trên ba tháng. II.Nguyên nhân – Nguyên nhân của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là do viêm nhiễm […]

  • BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH  

      Đại cương Là hiện tượng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc lót trong lòng các xoang cạnh mũi. Ở trạng thái bình thường, các xoang được thông khí và dẫn lưu dịch qua các lỗ thông ra mũi. Khi các lỗ thông bày bị bít tắc do bất cứ nguyên nhân gì, làm […]

  • CẬN THỊ  

      I.Đại cương: 1.Định nghĩa: Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần trước mắt chứ không thấy vật ở xa. 2.Nguyên nhân: – Thiếu ánh sáng khi đọc và viết. – Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt […]

  • VIÊM MÔ TẾ BÀO DO RĂNG

    I .Đại cương         Mô tế bào là một loại mô liên kết lỏng lẻo. Viêm mô tế bào là một hiện tượng viêm lan tỏa ở mô mềm,không giới hạn. Viêm mô tế bào có thể tụ tại chỗ hay lan tỏa ở vùng mặt ở những nơi có mô tế bào. II . […]