BỆNH SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Hôm nay: 29-03-2024 4:42:14 AM

  1. ĐỊNH NGHĨA

Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát.

  1. 2. NGUYÊN NHÂN

Do nhiều yếu tố: gia đình, di truyền, chủng tộc,...

- Tuổi tác > 70t : 70% người bị bệnh dãn tĩnh mạch.

- Giới tính: nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 4 lần do thai nghén , đứng lâu nhiều và do dùng thuốc ngừa thai.

- Béo phì.

- Ngồi hoặc đứng quá lâu> 8h /ngày, ít vận động thân thể.

- Tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương chi dưới.

- Những bệnh nhân có yếu tố, bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng do rặn tiểu, gắng sức khi đi ngoài: Táo bón, hen phế quản.

  1. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

- Chân nặng: tăng lên sau một ngày làm việc đứng lâu, qua một đêm ngủ dậy thì bớt hẳn.

- Đau: dọc hai chân, nhiều nhất ở vùng cẳng chân sau, đau bớt nếu gác chân cao.

- Tê: cảm giác tê bì ngoài da như kiến bò, còn gọi là dị cảm.

- Vọp bẻ : do cơ ở cẳng chân co rút gây đau đớn.

- Triệu chứng thực thể: đứng 2 - 5 phút.

- Tĩnh mạch dãn: mao mạch, mạng lưới, tĩnh mạch hiển.

- Phù chân: thường thấy ở mắt cá trong.

- Loét chân: ở giai đoạn trễ chân có bị loét đã lành hoặc không lành, thường ở mắt cá trong của chân.

Các thủ thuật đánh giá tình trạng của van tĩnh mạch hiển trong:

Thủ thuật Schwatz, Thủ thuật ho, Thủ thuật Trendelenburg, Thủ thuật Perthez

Phân loại suy tĩnh mạchCEAP

C0: bệnh nhân không có triệu chứng.

C1: Giãn mao mạch dưới da hoặc giãn tĩnh mạch dạng lưới kích thước tĩnh

mạch giãn < 3mm.

C2: Giãn tĩnh mạch thành búi > 3mm.

C3: Phù chân.

C4: Thâm nhiễm thay đổi màu sắc da vùng trên mắc cá trong.

C5: Loét chân đã lành.

C6: Loét chân đang diễn tiến.

3.1.2. Cận lâm sàng

- SA Doppler mạch 2 chi dưới: Dòng phụt ngược ở tĩnh mạch sâu, hiển lớn hay tĩnh mạch xuyên.

- Đo đường kính của tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch hiển để chẩn đoán

3.2 Chẩn đoán phân biệt

  1. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  1. Điều trị dòng máu phụt ngược trong lòng tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên.
  2. Điều trị búi tĩnh mạch giãn tại chỗ.
  3. Điều trị chăm sóc bệnh nhân loét tĩnh mạch.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1.Điều Trị Không Phẫu Thuật

- Phân độ C0, C1, C2, C3.

- Các phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm chích xơ tạo bọt, mang vớ áp lực, các bài tập ở cơ chân và dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc:

- Làm tăng trương lực tĩnh mạch: Diosmin và Hesperidin

- Chống đông: aspirin, clopidogrel.

- Giảm đau, kháng viêm

- Rutosides có hiệu quả đối với triệu chứng phù chân.

- Pentoxifylline, Diosmin- Hesperidin, Nitrate kẽm trong điều trị loét do tĩnh mạch.

4.2.2. Điều trị bằng băng ép áp lực

- Băng ép sử dụng vớ y khoa hoặc băng thun.

4.2.3.Tiêu chuẩn chập viện:

- Khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật: C4, C5, C6.

- Khi có biến chứng huyết khối tĩnh mạch.

  1. TIẾN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Kết quả tốt trong việc giảm các triệu chứng thường là thấy ở hầu hết các bệnh nhân có điều trị. Tuy nhiên sự tiến triển của giãn tĩnh mạch có thể tiếp tục.

Không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng:

- Loét thứ phát có thể trải rộng đến chỗ giãn tĩnh mạch, gây ra những lỗ thông có chảy máu nhiều.

- Viêm da mạn tính do nấm và vi khuẩn.

- Viêm tắc tĩnh mạch huyết khối sâu và nguy cơ nghẽn mạch phổi.

  1. DỰ PHÒNG

- Tái khám 1 tuần sau can thiệp.

- Tái khám mỗi tháng để điều trị thuốc trợ tĩnh mạch ít nhất 6 tháng.

-  Hướng dẫn tập vận động, trách tư thế xấu ảnh hưởng đến tĩnh mạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Phác đồ điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, Bệnh viện Trưng Vương

 


Tin liên quan

  • VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

    ĐỊNH NGHĨA: – Vết thương phần mềm là vết thương tổn thương các mô mềm bao gồm da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ. – Vết thương phần mềm đặc biệt có thể kèm tổn thương đứt gân, đứt thần kinh, đứt mạch máu. – Trong phạm vi bài này không đề cập […]

  • THOÁT VỊ BẸN

    ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa: thoát bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. 1.2. Phân Loại 1.2.1. Theo Cơ Chế Bệnh Sinh – Thoát vị bẹn gián tiếp: tạng thoát vị đi qua lỗ bẹn sâu, vào trong ống […]

  • BỆNH RÒ HẬU MÔN

    I. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định Nghĩa – Rò hậu môn là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng. – Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường rò là một đường hầm, lớp trong là một tổ chức hạt do quá trình viêm tạo […]