BỆNH THỦY ĐẬU

Hôm nay: 27-12-2024 7:08:05 PM

I/ ĐẠI CƯƠNG :

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.

II/ NGUYÊN NHÂN:

Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).

Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

III/ TRIỆU CHỨNG:

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.

IV / CHẨN ĐOÁN:

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus

V / ĐIỀU TRỊ

- Cách ly người bệnh

Khi bị bệnh, cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

- Điều trị bằng thuốc

Sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước để kháng viêm, nhiễm trùng. Khi các nốt mụn nước vỡ, không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại. Tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen, không nên dùng các loại thuốc vôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.Trường hợp bệnh nhân nhân sốt cao có thể sử dụng acetaminophen để hạ sốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ từ trước. Tuyệt đối không sử dụng aspirin, các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, đặc biệt là cho trẻ em để tránh gây biến chứng.

Nếu các nốt mụn dần đóng vảy, lên da non và ngứa nhiều thì có thể sử dụng kem trị dị ứng như calamine, bột yến mạch dạng keo. Các loại thuốc bôi da trị ngứa có chứa phenol tuyệt đối không dùng cho các bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

- Chế độ dinh dưỡng

Khi bị bệnh, cần đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hằng ngày.

Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C và bio-flavonoid bằng các loại rau củ như cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải, giá sống,… để hỗ trợ làm lành nhanh các nốt mụn nước thủy đậu; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi,… để kích thích hệ miễn dịch.

Nên ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, vị thanh đạm, không nêm nếm quá cay hoặc mặn, nên uống nhiều nước.

VI / TT GDSK PHÒNG BỆNH  

- Vệ sinh cá nhân : Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày đặc biệt trước khi chế biến thức ăn ,trước khi ăn và cho trẻ ăn , trước khi bế trẻ ,sau khi đi vệ sinh,sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm sạch .

- Vệ sinh ăn uống : thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng ,ăn chín uống sôi.Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng( tốt nhất là ngâm ,tráng nước sôi) . Sử dụng nước sạch trong sinh họat hàng ngày .Không mớm thức ăn cho trẻ,không cho trẻ ăn bốc,mút tay hoặc ngậm ,mút đồ chơi.Không cho trẻ dùng chung khăn ăn,khăn tay,vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa,thìa ,đồ chơi chưa được khử trùng

 - Bổ sung vitamin C hàng ngày : để tăng sức đề kháng cho trẻ ,tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn ,kích thích cơ thể tổng hợp nên Interferon ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào trong tế bào . Vì thế ,việc bổ sung đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trẻ hàng ngày là điều cần thiết,nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và miễn dịch tốt , phòng tránh bệnh dịch tấn công .

- Quản lý phân :

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ,phân ,chất thải của trẻ phải được thu gom ,xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh

- Theo dõi và phát hiện sớm :

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện , tổ chức cách ly ,điều trị các trường hợp mắc bệnh ,tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

- Cách ly và điều trị kịp thời khi phát bệnh :

Các nhà trẻ ,mẫu giáo ,nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ ,kịp thời phát hiện bệnh và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời .Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh ,không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác .

 

 


Tin liên quan

  • BỆNH  SỐT  HUYẾT

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. […]

  • BỆNH  TAY  CHÂN  MIỆNG

    I/ ĐẠI CƯƠNG Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có […]

  • BỆNH  SỞI

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến […]

  • BỆNH VIÊM PHỔI

      I / ĐẠI CƯƠNG  Viêm phổi bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ, xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. II / TRIỆU CHỨNG Các […]

  • BỆNH QUAI BỊ

    I/ ĐẠI CƯƠNG : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có […]