BIẾN CHỨNG HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Hôm nay: 08-01-2025 9:45:26 AM

Đường máu và hạ đường máu

Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể, nó được sản xuất từ các loại thức ăn có nhiều carbonhydrate như gạo, bánh mỳ, khoai tây, sữa và một số loại hoa quả ngọt, bánh kẹo... Trong một số trường hợp, cơ thể có khả năng sản xuất glucose từ chất mỡ.

Hạ ĐM là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp < 4mmol/l không đủ cho cơ thể hoạt động. Hạ ĐM hiếm gặp ở những người bình thường nhưng khá phổ biến ở những bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu là do biến chứng của điều trị.

Sự nguy hiểm của hạ ĐM

Khi bị hạ ĐM, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế, hạ ĐM nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị hạ ĐM phải càng nhanh càng tốt.

 

Triệu chứng của hạ ĐM

- Triệu chứng của một người bị hạ ĐM cũng gần giống như khi ta bị đói vậy nhưng nặng hơn nhiều.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ... Đa số các bệnh nhân bị hạ ĐM nhận biết và tự điều trị ở giai đoạn này.

Giai đoạn sau, lúc này nổi bật là các triệu chứng của thiếu glucose cho não, bệnh nhân có cảm giác yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ.

Giai đoạn cuối, một số ít bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê, có thể bị co giật.

Đối với bệnh nhân đã có nhiều biến chứng và bị hạ ĐM nhiều lần thì các triệu chứng trên rất mờ nhạt, thậm chí có thể không có bất cứ triệu chứng nào.

Hạ ĐM ở bệnh nhân ĐTĐ

Những bệnh nhân ĐTĐ có thể bị hạ ĐM khi sử dụng các thuốc để điều trị tăng ĐM. Hạ ĐM thường xảy ra trong những trường hợp sau:

- Ăn quá ít, bỏ bữa ăn hoặc ăn chậm sau khi uống/tiêm thuốc điều trị ĐTĐ.

- Uống/tiêm liều quá cao các thuốc điều trị ĐTĐ.

- Tập luyện hoặc lao động quá nặng, quá lâu so với bình thường.

Cần lưu ý một số nguyên nhân gây hạ ĐM ít được để ý như:

- Một số thuốc có tương tác, làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị ĐTĐ, gây hạ ĐM như các thuốc chống viêm giảm đau mobic, voltaren, aspirin... một số thuốc điều trị nấm hoặc kháng sinh như biseptol...

- Uống rượu quá nhiều sẽ ức chế gan sản sinh glucose từ glucogen.

- Bị các bệnh gan, thận, tim nặng hoặc bị bệnh viêm nhiễm nặng. Ví dụ, các bệnh nhân vừa bị ĐTĐ, vừa bị suy giáp hoặc suy thượng thận thì rất dễ bị hạ ĐM.


Tin liên quan

  • Phòng ngừa đái tháo đường

      Cho đến thời điểm hiện nay, y học chưa thể phòng ngừa được bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 1, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ĐTĐ type 2. Có thể chia các đối tượng đến tư vấn phòng ngừa bệnh ĐTĐ type 2 thành ba nhóm: nhóm 1 là trong gia đình […]

  • NHỒI MÁU CƠ TIM – BỆNH LÝ NGUY HIỂM ĐE DỌA ĐẾN TÍNH MẠNG

    ĐẠI CƯƠNG Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp tắc một trong số các động mạch vành nuôi tim, do cục máu đông hình thành […]

  • BỆNH VIÊM TỤY CẤP

    ĐẠI CƯƠNG Viêm tụy cấp là một quá trình viêm cấp tính của tụy, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mức độ nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng , bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng tỉ lệ […]

  • HEN PHẾ QUẢN

    ĐẠI CƯƠNG Theo GINA ( Global  Initiative for Asthma) 2002 thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào. Viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp đáp ứng phế quản […]

  • PHÒNG NGỪA XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

    1.       ĐẠI CƯƠNG  Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành của động mạch (phía trong lòng động mạch) bị xơ cứng làm cho lòng động mạch hẹp lại gây nên hiện tượng thiếu máu cục bộ cho cơ quan, có nơi lòng động mạch bị xơ vữa bong ra gây tắc mạch cục bộ. […]

  • PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

    1.       ĐẠI CƯƠNG Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng một cách đột ngột, bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa nắng nóng gặp nhiều hơn. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). […]

  • SUY TIM

      1.                 ĐẠI CƯƠNG           Suy tim không có nghĩa là tim ngưng làm việc. Nó có nghĩa là khả năng bơm máu của tim yếu hơn bình thường. Trong bệnh suy tim, máu lưu thông qua tim cũng như khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn, và áp lực trong tim gia tăng. […]